TỔNG HỘI NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
Tư vấn - Hỏi đáp
Gửi câu hỏi
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và giải đáp. Nếu bạn còn có những câu hỏi nào khác liên quan đến dịch vụ của chúng tôi vui lòng gửi câu hỏi và nhớ ghi rõ tiêu đề câu hỏi cũng như nội dung để nhận được giải đáp nhanh nhất.
Trả lời:

Trả lời: Theo Điều 15 Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón, điều kiện sản xuất phân bón được quy định như sau:

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.

2. Có cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường; có phương tiện vận chuyển phù hợp hoặc có hợp đồng vận chuyển phân bón.

4. Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phân bón riêng, đáp ứng được các điều kiện về bảo quản chất lượng phân bón trong thời gian kinh doanh. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón, trường hợp không có kho chứa thì phải có công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ phân bón.

5. Có chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi NK hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.

6. Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.

Trả lời:

Luật sư tư vấn:

Để được đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Nhật Bản, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đủ 18 tuổi đến dưới 39 tuổi

- Đã được kiểm tra và kết luận đủ sức khoẻ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10 ngày 16/12/2004 của Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính

- Không có tiền án, tiền sự

- Không thuộc diện bị cấm nhập cảnh Nhật Bản; Không thuộc diện bị cấm xuất cảnh Việt Nam

Nếu có nhu cầu đi XKLĐ tại các thị trường Nhật Bản, người lao động vẫn có thể tham khảo thông tin và làm thủ tục đi. Tuy nhiên người lao động phải đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng XKLĐ và không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Kể từ ngày 10/10/2013, tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại Điều 35. Vi phạm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài và một số đối tượng liên quan khác- khoản 2

2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú;

b) Bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng;

c) Sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng;

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc về nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này;

b) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 02 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này;

c) Cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 05 năm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 2 Điều này.

Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Đối với người lao động Việt Nam ở nước ngoài có hành vi bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng hoặc ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà tự nguyện về nước trong thời gian 03 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định tại Điều 35 Nghị định này.

Theo thông tin bạn cung cấp, nếu khi đi XKLĐ bạn đã bỏ ra ngoài làm việc 1 năm thì bạn sẽ bị cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm. Tuy nhiên, do không có thông tin về thời gian bạn về nước nên bạn căn cứ theo quy định trên để đối chiếu.

 

Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây mía.
(Nguyễn Văn Mạnh,15/12/2014)
Trả lời:

Hiện tại Cty Lâm Thao có nhiều loại giống mía, mỗi giống mía có ưu điểm khác nhau phù hợp với điều kiện của từng điều kiện cụ thể.

 

Bón NPK-S Lâm Thao cây mía sinh trưởng, phát triển tốt..
Bón NPK-S Lâm Thao cây mía sinh trưởng, phát triển tốt..

 I. Làm đất

1. Chọn đất

- Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc hơi nhẹ có khoảng 20%.

- Đất có điều kiện thoát nước triệt để, không bị ngập úng.

- Đất có tầng canh tác dày từ 80 cm trở lên.

- Đất trung tính có độ pH từ 6 - 7 trở lên.

Trước khi làm đất cần được sử dụng vôi bột với định mức 1 - 1,5 tấn/ha, rắc đều trên toàn bộ diện tích, nhằm xử lý tiêu diệt mầm mống sâu bệnh và khử độ chua của đất.

Nơi có thể dùng máy cày thì dùng máy cày đất thật sâu và kỹ, bởi vì cày sâu có thể cải thiện nước, độ màu mỡ, không khí, nhiệt độ của đất, có lợi cho mía phát triển, đồng thời cũng tăng cường khả năng chống hạn của mía. Thông thường yêu cầu cày sâu khoảng 30 - 35 cm.

Đối với diện tích đất không làm đất bằng máy được, phải làm đất thủ công thì đào rãnh vuông góc với hướng dốc để chống xói mòn, đào rãnh sâu 30 -35 cm, đáy rộng 25 - 30 cm.

2. Rạch hàng

Khoảng cách hàng 0,9 - 1,0m. Vét rãnh trồng mía sâu khoảng 30 - 35 cm, đáy rãnh rộng từ 25 - 30 cm, đáy rãnh bằng phẳng và có đất tơi nhỏ. Hàng mía nên thiết kế theo hướng Đông Tây để cho mía nhận được nhiều ánh sáng nhất.

3. Đào rãnh thoát nước

Đối với mía trồng trên đất ruộng 1 vụ cần chú ý đào rãnh thoát nước, tránh tình trạng mía sau khi trồng do ngập nước mà thiếu oxy, khiến tỷ lệ nảy mầm thấp hoặc hạn chế sinh trưởng.

Ruộng mía có diện tích nhỏ thì đào 1 rãnh thoát nước bốn chung quanh là đủ, diện tích tương đối lớn thì ngoài rãnh thoát nước bốn chung quanh, còn cần đào rãnh thoát nước thành nhiều ô thoát ra ngoài.

II. Trồng mía

1. Thời vụ

Mía vụ đông nên trồng vào khoảng tháng 11 đến tháng 1 năm sau, mía vụ xuân trồng vào tháng 2 - 3 và có thể kéo dài đến hết tháng 4. Mía vụ hè trồng vào hạ tuần tháng 7 đến đầu tháng 8.

Mía vụ thu đông có thể kéo dài thời gian sinh trưởng, đồng thời cũng tránh được vấn đề mía vụ xuân khó xuất ruộng khi “xuân hạn”, vì vậy, nếu điều kiện thuận lợi nên cố gắng mở rộng trồng mía vụ thu đông, sản lượng có thể tăng 15 - 30% so với vụ xuân, tỷ lệ đường có thể tăng 0,5 - 1%.

Mía vụ hè có thời gian sinh trưởng ngắn mắt mầm đảm bảo, giống mía chọn lọc để làm nguồn giống cho vụ đông xuân.

2. Lựa chọn hom giống

Hiện tại Cty Lâm Thao có nhiều loại giống mía, mỗi giống mía có ưu điểm khác nhau phù hợp với điều kiện của từng điều kiện cụ thể. Có thể chia ra các loại giống với các loại đất khác nhau sau:

Nhóm giống mía ROC10, Liễu Thành phù hợp với đất có mùn cao, tầng đất canh tác dầy (đất phù sa ven sông suối, đất bồi tụ khác có tỷ lệ mùn cao…). Nhóm giống mía ROC22, Quế Đường, Việt Đường phù hợp với đất có hàm lượng mùn và NPK vào loại trung bình khá.

Mía vụ hè có thể sử dụng toàn bộ thân cây làm giống, mía vụ đông xuân chỉ nên sử dụng phần ngọn làm giống, khi nguồn giống không đủ có thể lấy cả cây làm giống, nhưng giống bằng ngọn và giống bằng gốc cần được tách riêng để xử lý. Mía giống cần phải tươi, mầm mía phải khỏe mạnh, không sâu bệnh.

3. Xử lý mía giống - Chặt giống:

Tước bỏ phần lá già, dùng dao sắc chặt thành từng hom 2 - 3 đốt, phần mặt cắt phải phẳng, ít bị nứt tách, yêu cầu phải “chặt 1 nhát đứt làm đôi”. Những ruộng mía ẩm nước hoặc điều kiện tưới tiêu tốt, tốt nhất nên trồng hom 2 mầm, bởi vì hom 2 mầm có 1 đốt nguyên vẹn, khi trồng 2 đầu tiếp xúc với đất, khả năng hút nước tốt, dễ nảy mầm, phần ngọn hơi non có thể sử dụng hom mía từ 3 - 4 mầm.

Nơi có thời tiết lạnh giá trồng vào mùa đông hoặc khi trồng gặp phải khô hạn, có thể trồng hom 3 mầm, như vậy do bị lạnh hoặc khô hạn nên mầm dưới dùng bị khô chết, mầm ở giữa hoặc ở trên cùng vẫn có thể phát triển. Hom 1 mầm hoặc có từ 5 mầm trở lên không phù hợp để trồng.

- Ngâm giống: Mía giống tươi có thể vừa chặt giống, vừa tiêu độc, vừa trồng. Mía giống lưu trữ lâu sau khi chặt, dùng nước hoặc nước vôi 2% để ngâm trong 1 - 2 ngày, bởi vì sau khi ngâm giống để giảm đường sẽ thúc đẩy giống nảy mầm, nâng cao tỷ lệ nảy mầm và đẻ nhánh, thúc đẩy mầm non sinh trưởng.

- Tiêu độc:Vết cắt ở mía giống sau khi chặt rễ bị các vi khuẩn gây bệnh mía dứa và bệnh thối đỏ xâm nhập và gây ra thối mầm, thối giống; đặc biệt là giống trồng vào vụ đông xuân, nhiệt độ tương đối thấp, mầm mía nhú ra khỏi mặt đất rất chậm, dễ bị bệnh mía dứa. Vì vậy, để đảm bảo cho toàn bộ cây giống tốt nhất là nên tiến hành tiêu độc. Phương pháp tiêu độc có thể sử dụng 125 - 160g Carbendazim hoặc Benomyl hòa vào 100 lít nước, hoặc dùng Thiophanate-menthyl 50%, ngâm giống trong 5 phút.

Trồng mía:

- Mật độ trồng hợp lý: Lượng giống mía trồng cần khoảng 9 - 10 tấn/ha, thông thường yêu cầu mật độ trồng từ khoảng 10 - 12 mầm/1 mét dài, mía trồng vào vụ xuân mỗi 1 mét dài trồng khoảng 12 - 15 mầm; mía trồng vụ đông xuân cần tăng lên khoảng 15 - 18 mầm/mét; mía trồng vụ hè cần giảm xuống khoảng 10 - 12 mầm/mét.

- Cách trồng: Đặt hom giống theo hàng 1, hoặc hàng đôi theo hình nanh sấu, khoảng cách giữa 2 hàng là khoảng 10 cm, mía giống áp sát vào đất, mầm hướng sang hai bên. Khi trồng nếu gặp thời tiết khô hạn phải tìm cách tưới nước, nếu không có điều kiện tưới nước thì nên tăng cường đất phủ trên, dày khoảng 4 - 5 cm.

III. Bón phân NPK-S Lâm Thao

Các giống mía khác nhau có nhu cầu phân khác nhau. Tuy nhiên trong từng thời kỳ sinh trưởng cây thiếu nhu cầu về tỷ lệ các chất dinh dưỡng tương đối giống nhau giữa các giống.

Giai đoạn trồng mới để đẻ nhánh tối đa cây mía cần nhiều đạm để đâm chồi đẻ nhánh, nhiều lân để phát triển bộ rễ, kali với lượng vừa phải giúp cho cây mía cứng cáp chống chịu sâu bệnh. Giai đoạn từ khi vươn lóng đến chín cây mía cần nhiều kali và đạm hơn so với lân.

Chính vì vậy phân bón phù hợp với mía cần có 2 loại phân bón cho 2 giai đoạn sinh trưởng phát triển Sử dụng thuốc xử lý đất: Sau khi đặt hom giống trồng xuống rãnh dùng thuốc Diaphos để xử lý đất chống mối, sâu nhậy và mầm mống sâu bệnh trong đất hại mía, mỗi ha có thể sử dụng 30 - 40 kg thuốc rải đều vào đáy rãnh trồng đã đặt hom giống trước khi lấp đất.

Bón lót: Phân chuồng 200 - 300 kg/sào + 22 - 36 kg NPK-S*M1 5.10.3-8 Cách bón:

Rắc đều phân xuống đáy rãnh, sau đó trộn đều với đất thì mới đặt hom trồng mía sớm.

Bón thúc thời kỳ đẻ nhánh, vươn lóng: Sử dụng NPK-8*M1 12.5.10-14: 30 -50 kg/sào.

Cách bón: Dùng cuốc hoặc trâu bò cày sâu 10 cm vun nhẹ vào gốc Sử dụng màng nilon che phủ đất: Mía trồng vụ đông xuân dễ bị khô hạn, nhiệt độ cũng tương đối thấp, tốt nhất nên sử dụng màng nilon che đất.

 Sau khi trồng mía nên vun đất ở rãnh trồng thành hình mai rùa, dùng màng nilon không màu trong suốt, dày khoảng 0,005 - 0,008 mm, độ rộng khoảng 40 - 45 cm để phủ lên trên bề mặt rãnh đất trồng, dùng đất nhỏ để chèn xung quanh mép màng phủ, phần màng lộ ra không dưới 20 cm.

 

Sau khi mía nảy mầm, khi nhiệt độ ngoài trời ổn định ở 20 độ C có thể bỏ màng che và tiến hành bón thúc, nếu có điều kiện tốt nhất nên phun thuốc diệt cỏ, mỗi mẫu có thể dùng 150 - 200g hòa với 50 lít nước để phun. 

 

KS PHẠM ĐỨC THÀNH

Trả lời:

Bón phân hợp lý và đúng cách sẽ làm tăng năng suất cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, bón phân đúng cách còn đảm bảo chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường.

Đồng Nai có trên 300 ngàn hécta cây trồng nên mỗi năm phải sử dụng hàng trăm ngàn tấn phân bón các loại. Việc sử dụng phân bón đúng cách sẽ giúp nông dân tiết kiệm lượng lớn phân bón, giảm được chi phí đầu vào và nâng cao chất lượng nông sản.

1. Chọn đúng loại phân

- Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.

Bón phân hóa học cho mía ở xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu).
Bón phân hóa học cho mía ở xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu).

- Bón đúng loại phân là tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

2/ Bón đúng lúc

- Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tùy theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

- Để cây trồng sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không sử dụng hết, lượng phân bị hao hụt nhiều, có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

3/ Bón đúng đối tượng

- Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích lũy và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây sinh trưởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích lũy và gây hại của sâu bệnh.

- Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.

4/ Đúng thời tiết, mùa vụ

- Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả.

- Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.

5/ Bón đúng cách

- Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước...

- Bón phân chia làm nhiều loại: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt,...

- Lựa chọn đúng cách bón cho cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất,... có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần. 

6/ Bón phân cân đốI

- Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi. Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.

- Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.

- Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các loại đất khác. Bón phân không cân đối sẽ không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí và tác dụng xấu đối với năng suất cây trồng, môi trường.

- Do đó, bón phân cân đối có tác dụng ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn. Đồng thời, tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón đảm bảo phẩm chất của nông sản.

Nguyệt Hạ (tổng hợp)

Trả lời:

Tỉnh Tây Ninh được mệnh danh là thủ phủ của cây mãng cầu dai (còn gọi là cây na), diện tích trồng chủ yếu tập trung ở huyện Tân Châu, Dương Minh Châu và TP Tây Ninh lên đến 4.500 ha, tăng 1.000 ha so với năm 2010.

Cây mãng cầu dai mang lại lợi nhuận cao cho nông dân

Có thể nói trái "mãng cầu dai" trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước, nhờ vậy lợi nhuận từ loại cây trồng này đã mang lại cuộc sống sung túc cho bà con nông dân.

Theo ông Lê Phước Kiệm, xã Ninh Sơn, TP Tây Ninh, cứ 1 ha mãng cầu từ 2,5 tuổi trở đi, 1 năm thu hoạch 2 vụ, 1 vụ 8 tấn, trừ cả chi phí phân, thuốc thì lợi nhuận khoảng 140 triệu đồng/năm/ha. Như vậy, mãng cầu không những là cây xóa đói giảm nghèo mà trở thành cây trồng chiến lược mang hiệu quả kinh tế rất cao. Nếu giữ được lợi nhuận như vậy thì diện tích mãng cầu năm tới sẽ tăng đáng kể, dự đoán năm 2015 sẽ đạt 5.000 ha.

Thế nên, điều quan tâm của nông dân địa phương là chi phí quản lý sâu bệnh hại trên mãng cầu là rất cao, đặc biệt đối với thuốc BVTV, phân bón gốc, phân bón lá và kích thích sinh trưởng.

Tuy nhiên, theo khảo sát thì có đến 99% thuốc sử dụng trên mãng cầu hiện nay là không có đăng ký phòng trừ trên cây trồng này mà phần lớn nông dân sử dụng thông qua sự tư vấn của các cửa hàng, đại lý thuốc BVTV.

Cty CP Nông dược HAI đã tiến hành chọn điểm trình diễn, hỗ trợ thuốc mẫu, hướng dẫn sử dụng đúng kỹ thuật cho bà con. Kết quả ban đầu được đánh giá rất khả quan, Cty đã đưa ra khuyến cáo hợp lý mang lại hiệu quả phòng ngừa sâu bệnh tốt, giúp cây mãng cầu tăng năng suất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bên cạnh đó, tập quán canh tác của nông dân là phun phòng ngừa, cây mãng cầu đậu trái cách 5 - 7 ngày phun một lần. Mỗi lần như vậy cho tất cả các loại thuốc từ phân bón lá, kích thích sinh trưởng, thuốc sâu rầy, thuốc bệnh vào một "cống" (500 lít), dùng vòi phun áp lực cao để phun.

Chi phí thuốc cho 1 "cống" khoảng 500.000đ, chi phí khá cao nhưng hiệu quả chưa đánh giá cụ thể tổng số lần phun cho tới thu hoạch. Để giúp bà con sử dụng phân thuốc đạt hiệu quả trên cây mãng cầu mà không để dư lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao, Cty CP Nông dược HAI đã tiến hành khảo sát các sản phẩm của HAI như: Phân bón HAI- Chyoda để giúp khôi phục bộ rễ sau thu hoạch, kích thích tạo mầm hoa, tăng khả năng ra hoa, hoa nở đồng loạt, tăng khả năng đậu quả.

Thuốc bệnh phổ rộng có hiệu quả phòng trị bệnh cao như Manozeb 80WP, Carbendar Supper 50SC, Aviso 350SC. Thuốc trừ sâu Nurelle D 25/2.5EC, Wellof 330EC, Hopsan 75EC, Applaud 10WP trừ tốt rệp sáp, các loại côn trùng chích hút và các loài sâu đục trái, đặc biệt Hopsan 75EC tiêu diệt và có tính xua đuổi ruồi đục trái rất cao.

Bên cạnh đó thuốc trừ sinh học thế hệ mới Takare 2EC vừa trừ bọ trĩ và nhện đỏ an toàn cho người tiêu dùng. Thuốc kích thích sinh trường có sản phẩm Dekamon 22.43L, Colyna 200TB giúp cây đạt năng suất tối đa.

Th.S Nguyễn Văn Nam (Nongnghiep.vn)