Bàn cách phát triển chăn nuôi gia cầm
Thứ hai, 24/08/2015, 15:12 GMT+7
Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, “phải hướng đến khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại và công nghiệp, gấp rút triển khai cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại nhưng cũng tiếp tục hỗ trợ chăn nuôi nông hộ”.
Hội nghị toàn quốc phát triển chăn nuôi gà giai đoạn 2015-2020. Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Làm thế nào để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của chăn nuôi gia cầm là nội dung chính được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội nghị toàn quốc phát triển chăn nuôi gà giai đoạn 2015-2020 do Bộ NN&PTNT tổ chức hôm nay (21/8).
Trong 5 năm qua, chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng tiếp tục duy trì tăng trưởng khoảng 5% về số lượng và 9% về sản lượng/năm, góp phần đáp ứng cơ bản thực phẩm cho nhu cầu trong nước. Hiện tổng đàn gia cầm của cả nước là 334 triệu con, đạt 826.000 tấn thịt, 8 tỷ 840 triệu quả trứng.
Chăn nuôi gà góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân, tạo công ăn việc tăng thu nhập cho gần 8 triệu hộ. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, chăn nuôi gà trong nông hộ còn nhiều bất cập và gặp nhiều rủi ro: chất lượng con giống còn thấp, nhận thức người chăn nuôi chưa cao, thiếu quy hoạch vùng giống an toàn dịch bệnh. Chăn nuôi nhỏ lẻ hiện chiếm tỷ lệ cao (65% về số lượng, 55% về sản phẩm); giá thành sản phẩm còn cao, thiếu tính liên kết trong sản xuất và sản phẩm cạnh tranh thấp....
Các đại biểu cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi cao, giá bán sản phẩm không ổn định, hơn nữa giá thịt gà nhập khẩu giá rất thấp so với thịt gà trong nước là những thách thức khiến cho phát triển chăn nuôi gia cầm thời gian qua chưa bền vững.
Theo ông Nguyễn Thanh Sơn, Viện trưởng Viện Chăn nuôi, để nâng cao khả năng cạnh tranh của chăn nuôi gia cầm trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cần nhận diện rõ những lợi thế và điểm yếu của ngành, trên cơ sở đó có các giải pháp đồng bộ. Trong đó tập trung nâng cao chất lượng con giống, giảm giá thức ăn chăn nuôi, cân đối cung cầu giữa sản phẩm làm ra và nhập khẩu đảm bảo chăn nuôi phát triển bền vững.
Ông Sơn nhấn mạnh: “Phải chuyển từ tăng trưởng quá nóng như hiện nay sang tăng trưởng bền vững, đặc biệt là đối với gà lông trắng, tránh phát triển ồ ạt. Theo dự báo từ năm 2013-2022, tăng trưởng gia cầm của thế giới là 1,9% nếu chúng ta tăng trưởng gấp 3 lần như vậy thì chúng ta không tiêu thụ được sản phẩm làm ra. Ngoài ra, lâu nay chúng ta chỉ quan tâm đến thị trường nội địa thì bây giờ phải tập trung mạnh vào xuất khẩu một số sản phẩm có lợi thế và thị trường”.
Trước mắt, theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, “phải hướng đến khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại và công nghiệp, gấp rút triển khai cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại nhưng cũng tiếp tục hỗ trợ chăn nuôi nông hộ”.
Bộ trưởng cũng đề nghi các đơn vị liên quan gấp rút hoàn thiện những nghiên cứu theo hướng này để sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển chăn nuôi trang trại.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)