Bị nghi ngờ năng lực, bầu Đức nói gì?
Thứ năm, 05/03/2015, 11:12 GMT+7
Bầu Đức đã “đính chính” thông tin quan trọng sau khi Hiệp hội Mía đường Việt Nam bày tỏ sự nghi ngờ năng lực của Hoàng Anh Gia Lai.
Trong bài viết “Khẩn trương đổi mới ngành mía đường Việt Nam”, thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú có bài viết “ đã đưa ra một số luận điểm về thực tiễn ngành mía đường Việt Nam hiện nay và so sánh giá thành, kỹ thuật công nghệ giữa Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với các doanh nghiệp trồng mía trong nước.
Thứ trưởng Nguyễn Cẩm Tú còn nhận định thêm ngành mía đường Việt Nam cần khẩn đương đổi mới và các doanh nghiệp mía đường trong nước thay vì trông chờ sự bảo hộ nên học tập, cạnh tranh với những gì mà Hoàng Anh Gia Lai đã làm để phát triển mía đường tại Lào.
Không lâu sau khi bài viết này xuất hiện trên cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản dài 9 trang phản hồi quan điểm của Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú.
Ông Nguyễn Hải – Tổng thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng những thông tin, quan điểm của Thứ trưởng trong bài viết trên chỉ là những lập luận rút ra từ “thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng tính chính xác”.
Ông Hải cũng không “phục” khi Thứ trưởng Tú nhận định các doanh nghiệp mía đường trong nước phải học tập và cạnh tranh với Hoàng Anh Gia Lai khi phát triển thành công mía đường tại Lào. Ông Hải cho rằng, so sánh như vậy là thiếu cơ sở do điều kiện cơ bản của 2 đối thủ cạnh tranh hoàn toàn khác nhau.
Một vấn đề lớn nữa mà hiệp hội đưa ra chính là việc Hoàng Anh Gia Lai đưa đường của mình về nước như thế nào, có phù hợp với các quy chuẩn không, giá cả ra sao,… Và hiệp hội không quên đưa ra câu hỏi "Phải chăng bên sau tiềm lực mạnh mẽ của sản phẩm đường của Hoàng Anh Gia Lai còn có điều gì chưa ổn?”.
Trả lời câu hỏi của phóng viên, ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hoàng Anh Gia Lai cho biết ông không muốn bình luận về quan điểm của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Và ông cũng không quan tâm.
Tuy nhiên, có một điều, ông Đức nhắc đi nhắc lại nhiều lần, đó chính là: “Tôi không xin xỏ gì ở Việt Nam”. Như vậy có nghĩa Hoàng Anh Gia Lai không cố đưa đường về Việt Nam bằng mọi giá. Ông Đức không tiết lộ thị trường tiêu thụ chính của đường Hoàng Anh Gia Lai.
Bầu Đức có đáng để học hỏi?Khoan hãy nói về tính chính xác trong các lập luận của Hiệp hội Mía đường Việt Nam. Chỉ biết rằng ngay sau khi Hoàng Anh Gia Lai tạo tiếng vang trên thị trường với sản phẩm mới là mía đường với trang trại trồng mía “khủng” ở Lào, bà Huỳnh Bích Ngọc, người được mệnh danh là “nữ hoàng mía đường” không quản đường xá xa xôi đã sang tận đại bản doanh của Hoàng Anh Gia Lai ở Attapeu, Lào.
Trong khi Hiệp hội "từ chối" học tập, "nữ hoàng mía đường" nhanh chân nghiên cứu mô hình sản xuất của Hoàng Anh Gia Lai. |
Bà Ngọc không đi một mình. Nhiều đại diện của Tập đoàn Thành Thành Công (đơn vị được xem như công ty gia đình của bà Ngọc và đại gia ngân hàng Đặng Văn Thành) cũng tham gia chuyến đi. Bên cạnh đó còn có các nhà đầu tư và đối tác lớn của Hoàng Anh Gia Lai như Jaccar, Seasecurities, Thiên Minh Group – CFO, Công ty TNHH Olam Việt Nam, Công ty chứng khoán ACB.
Trong khi Hiệp hội Mía đường Việt Nam “từ chối” học tập Hoàng Anh Gia Lai thì “nữ hoàng mía đường” – người nổi danh nhất trong ngành mía đường Việt Nam lại nhanh chân tìm hiểu mô hình hoạt động mà bầu Đức và cộng sự đã xây dựng ở Lào.
Không biết sau chuyến khảo sát đó, “nữ hoàng mía đường” đã đúc rút được điều gì và truyền lại kinh nghiệm cho “công chúa mía đường” điều gì, chỉ biết rằng tới năm 2014, Đặng Huỳnh Ức My “công chúa mía đường” đã có những động thái mạnh.
Trong năm 2014, doanh nhân Đặng Huỳnh Ức My, con gái của bà Ngọc đã chi rất nhiều tiền để nâng tỷ lệ sở hữu tại một số công ty đường như đường Ninh Hòa, đường Biên Hòa. Có vẻ như gia đình “nữ hoàng mía đường” đang muốn liên kết các công ty đường ở Việt Nam thành một mối để có sức mạnh cạnh tranh. Như vậy cũng đủ thấy bầu Đức không phải là đối thủ không đáng để quan tâm.
Điều đó được thể hiện thêm ở doanh số. Năm 2013, doanh thu ngành bất động sản của Hoàng Anh Gia Lai chỉ ở mức khiêm tốn 247 tỷ đồng. Ngành mía đường đóng vai trò cứu cánh khi mang về doanh thu 838 tỷ đồng và khoản lãi gộp 552 tỷ đồng. Sang năm 2014, doanh thu từ bán đường tăng vọt, đạt 1.040,65 tỷ đồng, chiếm 35% tổng doanh thu và là nguồn thu lớn nhất của Hoàng Anh Gia Lai.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)