Cá chết ở miền Trung: Yêu cầu 9 bộ ngành vào cuộc
Thứ tư, 27/04/2016, 11:29 GMT+7
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo về hiện tượng cá chết bất thường tại các tỉnh ven biển miền Trung...
Thủ tướng nhấn mạnh không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.
Theo đó, sau khi nghe Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng báo cáo tình hình kiểm tra thực địa tại tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giao UBND các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế rà soát, thống kê các hộ nuôi trồng, khai thác thuỷ, hải sản bị thiệt hại, mức độ thiệt hại, đảm bảo đầy đủ, chính xác; có đề xuất biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân, nhất là các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn, các trường hợp bị thiệt hại lớn, nặng nề, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.
Thủ tướng nhấn mạnh không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.
Đáng chú ý, Thủ tướng cũng giao các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Công Thương, Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ động phối hợp, hỗ trợ các bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại các địa phương này; báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý nghiêm vi phạm.
Các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và các địa phương trong cả nước chủ động tiến hành rà soát các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp nặng, về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi lấy mẫu cá chết phân tích, cơ quan này đã kết luận hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung là do độc tố.
Tuy nhiên, các yếu tố gây độc cho cá xuất phát từ đâu hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Trong một diễn biến được cho là có liên quan, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh) mới đây có thừa nhận đã nhập về 300 tấn hoá chất để phục vụ cho việc xúc rửa đường ống xả thải của khu công nghiệp Formosa trước khi thải ra biển.
Sau khi có được danh sách các đầu mục hoá chất Formosa đã nhập về, một số nhà khoa học có kinh nghiệm tại Việt Nam đã khẳng định, trong số các hoá chất đó, có một số chất cực độc, có thể gây hại đến tính mạng con người và sinh vật.
Hiện 300 tấn hoá chất do Formosa nhập về và việc xả thải của doanh nghiệp này ra biển có đảm bảo yêu cầu về môi trường và có liên quan đến hiện tượng cá chết hay không vẫn phải chờ kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng.
Thủ tướng nhấn mạnh không được để dân thiếu đói do phải ngừng đánh bắt hải sản.
Đáng chú ý, Thủ tướng cũng giao các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Công an, Quốc phòng, Công Thương, Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ động phối hợp, hỗ trợ các bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khẩn trương làm rõ nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại các địa phương này; báo cáo ngay Thủ tướng Chính phủ biện pháp xử lý nghiêm vi phạm.
Các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và các địa phương trong cả nước chủ động tiến hành rà soát các dự án đầu tư trong các lĩnh vực, nhất là công nghiệp nặng, về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là môi trường biển.
Trước đó, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau khi lấy mẫu cá chết phân tích, cơ quan này đã kết luận hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung là do độc tố.
Tuy nhiên, các yếu tố gây độc cho cá xuất phát từ đâu hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Trong một diễn biến được cho là có liên quan, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Hà Tĩnh) mới đây có thừa nhận đã nhập về 300 tấn hoá chất để phục vụ cho việc xúc rửa đường ống xả thải của khu công nghiệp Formosa trước khi thải ra biển.
Sau khi có được danh sách các đầu mục hoá chất Formosa đã nhập về, một số nhà khoa học có kinh nghiệm tại Việt Nam đã khẳng định, trong số các hoá chất đó, có một số chất cực độc, có thể gây hại đến tính mạng con người và sinh vật.
Hiện 300 tấn hoá chất do Formosa nhập về và việc xả thải của doanh nghiệp này ra biển có đảm bảo yêu cầu về môi trường và có liên quan đến hiện tượng cá chết hay không vẫn phải chờ kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng.
Người viết : Nguyên Hà (Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)