Cà phê Việt Nam vào chuỗi 21.000 cửa hàng nổi tiếng của Starbucks
Thứ hai, 17/08/2015, 14:52 GMT+7
Cà phê arabica xuất xứ từ Đà Lạt vừa được hãng cà phê nổi tiếng Starbucks (Mỹ) đồng ý đưa vào chuỗi hơn 21.000 cửa hàng trên toàn cầu.
Lần đầu tiên một loại cà phê trồng tại Việt Nam được Starbucks đưa vào kinh doanh trong chuỗi cửa hàng của mình. Đây là một tín hiệu rất vui đối với những người trồng, chế biến cà phê Đà Lạt nói riêng và ngành hàng cà phê Việt Nam nói chung.
Bình luận về sự kiện, ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho hay, Việt Nam là nước phát triển cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng lại chưa có danh tiếng để khẳng định chất lượng.
Lần này, cà phê ở Đà Lạt, Lâm Đồng đại diện cho cà phê Việt Nam là một trong 8 nước được tham gia Chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng thế giới Starbucks (Mỹ) là một điều rất tốt bởi Việt Nam đã tham gia ngành hàng cà phê thế giới từ rất lâu nhưng chưa tạo được tên tuổi. “Do vậy, việc này giúp cà phê arabica của Đà Lạt, Lâm Đồng khẳng định được tên tuổi cùng với các loại cà phê nổi tiếng trên thế giới và mở ra cơ hội để tiếp cận nâng cao giá trị thương hiệu trong chuỗi giá trị cà phê Việt Nam”, ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn nói.
Cà phê arabica Đà Lạt vào chuỗi Starbucks nổi tiếng thế giới với 21.000 cửa hàng |
Đà Lạt đã và đang có những chính sách nâng cao chất lượng, thương hiệu cà phê để trình lên các tổ chức cà phê uy tín của thế giới xem xét. Theo ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, sự kiện hãng cà phê nổi tiếng toàn thế giới Starbucks đưa cà phê arabica Đà Lạt vào chuỗi 21.000 cửa hàng trên toàn cầu là cơ hội để Đà Lạt tiếp tục xây dựng hệ thống trình tự chuỗi giá trị cà phê chính thống từ sản xuất cho đến các khâu chế biến, tiêu thụ.
Do có địa hình ở độ cao trên 1.500m so với mực nước biển, Đà Lạt được đánh giá là nơi rất thích hợp về thổ nhưỡng, biên độ nhiệt, sương phù hợp để trồng giống cà phê arabica (cà phê chè). Cà phê arabica Đà Lạt có hương thơm thanh tao và tinh tế, được thị trường thế giới ưa chuộng.
Tuy nhiên, nhiều năm qua, vấn đề nan giải nhất vẫn là tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm cà phê cao cấp này. Vào thời điểm giá cà phê arabica lên cao 60.000 - 70.000 đồng/kg nhân khô, người trồng đã có lãi, nhưng thực tế nông dân thường chỉ được hưởng 10% - 15% giá trị.
Do đó, theo kế hoạch sắp tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng sẽ cùng các cơ quan chức năng tại đây đẩy mạnh phát triển nhiều mô hình liên kết trồng cà phê sạch, qua đó giúp nông dân gia tăng lợi nhuận, nhưng hơn cả là giúp cà phê arabica Đà Lạt có chỗ đứng vững chắc và tạo được thương hiệu trên thị trường thế giới.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)