Cần 4.094 tỷ đồng đầu tư tuyến đê biển
Thứ sáu, 30/01/2015, 16:32 GMT+7
Ông Mai Anh Nhịn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, Kiên Giang có hệ thống đê biển dài gần 212 km, với 82 cửa sông, rạch, trong đó có 2 cửa sông lớn là Cái Lớn và Cái Bé.
Tuyến đê biển Kiên Giang đang bị sạt lở nghiêm trọng, cần được đầu tư nâng cấp để ứng phó với BĐKH. |
Hiện nay, tuyến đê biển này nhiều đoạn đã xuống cấp và bị sóng biển gây sạt lở khá nghiêm trọng, nhất là vào những tháng mùa mưa, gió Tây Nam hoạt động mạnh.
Theo số liệu quan trắc, mực nước biển Tây đang tăng hằng năm là 1 cm. Nếu mực nước biển dâng cao 0,5 m so với mực nước chuẩn thì hơn 50% diện tích đồng bằng của tỉnh sẽ bị nhấn chìm.
Qua theo dõi từ năm 2010 cho đến nay, khu vực ven biển Kiên Giang không ổn định, tình trạng bị xói lở nhiều hơn là bồi lắng.
Nhằm ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng, Kiên Giang đã xây dựng các dự án đầu tư củng cố, nâng cấp tuyến đê biển từ Tiểu Dừa (giáp tỉnh Cà Mau) đến Hà Tiên (giáp Campuchia), gồm cả các cống ngăn mặn với tổng vốn đầu tư 4.094 tỷ đồng.
Đây là các dự án được triển khai thực hiện theo Quyết định 667 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cấp tuyến đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang.
Cụ thể, tuyến đê biển Xẻo Rô - Tiểu Dừa dài 77,3 km, kết hợp nâng cấp tuyến giao thông trên đê (dài 71,3 km), tổng vốn đầu tư 1.068 tỷ đồng, dự án đã được phê duyệt, đang chờ bố trí vốn để thi công.
Dự án nâng cấp tuyến đê biển Hòn Đất - Kiên Lương dài 67,3 km, với 41 cầu, tổng vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng đã được phê duyệt, đang chờ bố trí vốn. Đầu tư xây dựng 27 cống ngăn mặn (rộng từ 3-20m) trên tuyến đê biển An Biên - An Minh, tổng nguồn vốn 673 tỷ đồng.
Hiện đã triển khai thi công 6 cống, tổng số vốn 69 tỷ đồng, nhưng kế hoạch năm 2015 chỉ bố trí được 13 tỷ đồng. Một số cống trên địa bàn TP Rạch Giá như: sông Kiên, kênh Cụt, kênh Nhánh, An Hòa…
Trong đó, cống sông Kiên tổng vốn đầu tư 224 tỷ đồng bằng nguồn vốn Chương trình hỗ trợ ứng phó với BĐKH SP-RCC, đã được khởi công xây dựng. Các cống kênh Cụt (280 tỷ đồng), kênh Nhánh (349 tỷ đồng), An Hòa (300 tỷ đồng)… hiện đã lập xong dự án, đang tìm nguồn vốn để tham mưu cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)