Cây phát hiện nội độc tố của vi khuẩn trong một quá trình tương tự như động vật có vú
Thứ năm, 12/03/2015, 11:58 GMT+7
Tương tự như con người và động vật, thực vật có một hệ thống miễn dịch bẩm sinh để bảo vệ chúng khỏi các mầm bệnh xâm nhập. Cấu trúc phân tử chỉ xảy ra ở các mầm bệnh cho phép thực vật nhận và kích hoạt các phản ứng miễn dịch. Lipopolysaccharide (nội độc tố) là một trong những chất như thế, xảy ra ở màng ngoài của một loại vi khuẩn nhất định. Một nhóm các nhà khoa học từ Technische Universitaet Muenchen (TUM) và Viện Hóa sinh Thực vật Leibniz (IPB) ở Halle đã mô tả các phản ứng miễn dịch nội độc tố đầu tiên ở cây trồng.
Do cây trồng cũng gắn kết một phản ứng miễn dịch với lipopolysaccharide, các nhà khoa học giả định là cây trồng có một cảm ứng miễn dịch đối với chất này. Bản chất của cảm biến này trước đó chưa được biết đến. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu đa ngành của các nhà khoa học từ TUM, IPB và Trung tâm Y học và Sinh học Leibniz ở Borstel đã thành công trong việc giải mã cơ chế phát hiện vi khuẩn lipopolysaccharide ở cây mô hình Arabidopsis thaliana.
Việc tìm kiếm các cảm biến lipopolysaccharide của cây trồng rất phức tạp bởi thực tế các nội độc tố không bao gồm một phân tử duy nhất mà là một hỗn hợp phức tạp của các phân tử lipopolysaccharide tương tự. Vì vậy, việc phân tích, lọc và tách các thành phần hóa học của các lipopolysaccharide tại trung tâm nghiên cứu Borstel là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với việc kiểm tra di truyền và sinh hóa cât trồng tại TUM và IPB.
Những xét nghiệm này cho phép các nhà khoa học xác định cảm biến cây Arabidopsis sử dụng để phát hiện các lipopolysaccharide. Thí nghiệm của họ cho thấy chức năng này được thực hiện bởi protein LipoOligosaccharide (LORE), đây cũng là khởi đầu của việc đáp ứng miễn dịch sau này. Tuy nhiên, LORE biểu hiện khác nhau trong các thành phần của các cảm biến nội độc tố ở động vật. Vì vậy, quá trình tiến hóa đã tạo ra hai trường hợp riêng biệt, xảy ra một cách độc lập ở động vật và ở thực vật.
Nhóm nghiên cứu cũng đã thấy rằng, mặc dù các cảm biến khác nhau, cả động vật và thực vật đều phát hiện các thành phần tương tự của lipopolysaccharide là li-pít A. Ở người và động vật có vú khác, li-pít A có thể gây ra một phản ứng miễn dịch quá mức với nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng gây nên biến chứng đe dọa đến sự sống.
Điều thú vị là không phải tất cả các cây trồng đều có cảm biến miễn dịch LORE mà chỉ ở họ cây có hoa 4 cánh. Ngoài Arabidopsis, họ này bao gồm các cây trồng quan trọng như cải bắp, mù tạt và hạt cải dầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng các cảm biến vẫn giữ được chức năng của nó nếu chuyển sang cây trồng khác. Do đó, kết quả của nghiên cứu này có thể được sử dụng như một công cụ để nghiên cứu và lai tạo cây trồng với đặc tính tăng cường sức đề kháng với vi khuẩn gây bệnh.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)