Để nhà vườn thêm niềm vui trong năm mới
Thứ hai, 09/02/2015, 14:31 GMT+7
Thông tin kim ngạch xuất khẩu rau, hoa, quả năm 2014 vào câu lạc bộ 1 tỷ USD, về đích trước thời hạn đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 1 năm. Và thông tin nhiều sản phẩm trái cây (vải, vú sữa, xoài) được vào thị trường Hoa Kỳ, một thị trường khó tính, từ năm 2015, là những tin vui đối với người làm vườn nói chung. Trước đó, cuối năm 2014, những lô nhãn đầu tiên cũng đã có mặt trên thị trường nước này.
Không chỉ thị trường Mỹ mà nhiều thị trường khó tính khác cũng đã mở cửa cho phép nhập nhiều loại trái cây của Việt Nam. Cụ thể như Nhật Bản, nước ta đang đàm phán kết quả xử lý hơi nước nóng trừ ruồi đục quả trên xoài và tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường cho thanh long ruột đỏ xuất sang thị trường này. Trước đó, vải thiều Lục Ngạn cũng đã được phép vào thị trường này. Hàn Quốc cũng đã cho phép nhập xoài của Việt Nam, đang xem xét cho nhập quả vú sữa.
Để có được niềm vui đó, những năm gần đây, nhà vườn và các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực thay đổi thói quen sản xuất nhỏ lẻ, lạm dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học… nhằm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm của những thị trường khó tính này.
Tuy nhiên, với lợi thế so sánh của nền nông nghiệp nhiệt đới lại có một mùa đông lạnh ở các tỉnh phía Bắc và những vùng có khí hậu cận nhiệt do độ cao có thể trồng những loại trái cây, rau, hoa vùng ôn đới; có nhiều loại trái cây ngon nổi tiếng, mùa nào thức nấy ở cả 4 mùa; rau và hoa có thể canh tác quanh năm thì con số 1,4 tỷ USD thu được từ xuất khẩu rau, hoa, quả là chưa tươngxứng.
Để thêm niềm vui cho nhà vườn, cần đa dạng hoá thị trường, nhất là những thị trường khu vực châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Để tiếp cận những thị trường này, ngoài việc hiểu rõ thị trường mà ta dự định tiếp cận, bao gồm cả luật lệ, thị hiếu, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật... Trên cơ sở đó tạo điều kiện để doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ với nhà nông, nhà vườn, sao cho hài hoà lợi ích.
Để có sản phẩm đủ số lượng lớn, chất lượng đồng đều thì việc tổ chức sản xuất theo quy mô lớn phải được thực hiện.
Để đảm bảo sản phẩm có số lượng lớn, chất lượng cao, đồng đều, giá cả cạnh tranh, cần nâng cao hàm lượng khoa học trong quá trình sản xuất.
Để vừa nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, vừa giảm thiệt hại khi vào chính vụ hoặc được mùa, hạn chế việc được mùa mất giá thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học trong bảo quản, chế biến nông sản, thực phẩm cũng cần triển khai một cách bài bản. Đồng thời phải đặc biệt chú trọng việc xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu cho từng sản phẩm ở từng thị trường.
Hy vọng cả các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và nhà nông, nhà vườn cùng đồng thuận để triển khai nhanh những giải pháp đã được hoạch định để niềm vui đến được mọi nhà trong năm mới.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)