Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam: Nguy cơ mất thị trường bán lẻ

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam: Nguy cơ mất thị trường bán lẻ

Chủ nhật, 07/08/2016, 15:27 GMT+7

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam: Nguy cơ mất thị trường bán lẻ

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam: Nguy cơ mất thị trường bán lẻ

Đó là cảnh báo được ông Nguyễn Ngọc Hòa - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM nêu ra tại hội thảo tìm giải pháp nâng cao chất lượng thủy sản tại thị trường bán lẻ nội địa mới đây.

Cũng theo ông Hòa, trong định hướng đến năm 2020 của Bộ Công Thương, hệ thống phân phối hiện đại Việt Nam phấn đấu đạt 1.200 siêu thị, 157 trung tâm mua sắm, 180 trung tâm thương  mại, tăng 45% so với hiện nay. 

Yếu do thiếu chiến lược

Buổi hội thảo nằm trong khuôn khổ Hội chợ quốc tế Thủy sản Việt Nam 2016 (Vietfish 2016)  do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức. Đánh giá về nhu cầu và xu hướng tiêu thụ thủy, hải sản qua kênh bán lẻ, bà Bùi Thị Minh Thu - Phó Giám đốc kinh doanh Saigon Co.op đánh giá tiêu thụ tại nội địa vẫn chưa cao. Người dân còn thói quen sử dụng sản phẩm tươi, trong khi chất lượng sản phẩm trong nước luôn đứng sau tiêu chuẩn xuất khẩu. Đồng tình ý kiến này, ông Ngô Quang Tú - Trưởng phòng Chế biến bảo quản thủy sản (Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và Nghề muối) cho rằng, ngành thủy sản và các doanh nghiệp thiếu chiến lược dài hạn cho thị trường nội địa. “Chỉ khi gặp khó khăn trong xuất khẩu, họ mới tính đến thị trường này” - ông Tú đánh giá.

 doanh nghiep thuy san viet nam: nguy co mat thi truong ban le hinh anh 1

Khách tham quan hội chợ.  ảnh: N/V

 

Theo báo cáo của Tập đoàn CBRE về mức độ sôi động của các thị trường bán lẻ khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2014, Việt Nam thuộc tốp 10 quốc gia được đánh giá cao về tiềm năng bán lẻ. Trong đó, số lượng điểm bán qua kênh hiện đại (siêu thị/trung tâm thương mại) có tốc độ tăng trưởng cao: 28,8%.

Ông Ngô Văn Ích - Chủ tịch VASEP cho biết: Năm nay diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, năng suất suy giảm do biến đổi khí hậu, nhưng VASEP tự tin đặt mục tiêu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2016 hơn 7 tỷ USD, tăng 6,3% so với năm 2015. 

 

 

Ông Hòa nhận định, việc các tập đoàn nước ngoài thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam đang tạo ra áp lực rất lớn đến các nhà bán lẻ (NBL) trong nước. Vì đại bộ phận NBL trong nước quy mô nhỏ, thiếu nhiều tiềm lực nên các NBL trong nước đang đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức. Hiện, bán lẻ chưa phải là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của các doanh nghiệp nhà nước như Satra, Hapro. Các NBL dân doanh, cổ phần như  Intimex thì quy mô nhỏ bé, chỉ có 2 NBL lớn là Saigon Co.op và Vingroup. Trong đó, Vingroup có tiếp tục duy trì được hoạt động bán lẻ như ngành kinh doanh cốt lõi, hay có thể chuyển nhượng trong nay mai vẫn là câu hỏi lớn. Cuộc chiến không cân sức này được ông Hòa ví như một đội hình toàn ngôi sao thế giới đang “đá bóng” với các “cầu thủ” chỉ có mỗi “lợi thế sân nhà”.

Tạo điều kiện khởi nghiệp bán lẻ

Vietfish lần thứ 17 mang thông điệp Ngôi nhà của thủy hải sản Á Châu, quy tụ gần 200 doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến từ 11 quốc gia với hơn 350 gian hàng, kéo dài từ 3-5.8.

 

 

Chính từ “lợi thế sân nhà” này, ông Hòa mạnh dạn đề xuất các nhà sản xuất Việt Nam phải tận dụng tốt hơn nữa sự ủng hộ của người tiêu dùng và chính quyền đối với thương hiệu Việt. Với cơ quan quản lý nhà nước, ông nhấn mạnh đến yêu cầu sớm xây dựng và triển khai Đề án phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam. Xoay quanh việc tăng cường liên kết giữa NBL với doanh nghiệp, đề xuất tạo điều kiện khởi nghiệp cho NBL của ông nhận được rất nhiều ý kiến quan tâm.

 doanh nghiep thuy san viet nam: nguy co mat thi truong ban le hinh anh 2

Doanh nghiệp phải tận dụng tốt hơn sự ủng hộ của người tiêu dùng với thương hiệu thủy sản Việt Nam. ảnh: N.V

 

Ông Hòa đề xuất các NBL Việt Nam nên tạo điều kiện cho các NBL quy mô nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể... được cùng khởi nghiệp bằng các hình thức hợp tác, liên doanh, nhượng quyền. “NBL nên xem đó như cánh tay nối dài của mình trong việc hình thành liên minh để đảm bảo mục tiêu mở rộng mạng lưới” - ông Hòa chia sẻ.

“Vai trò của VASEP cần phải được nâng cao hơn nữa trước tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” trong khai thác thương hiệu, và tình trạng “gà nhà đá nhau” từ những vụ bê bối an toàn thực phẩm” - bà Bùi Thị Minh Thu đề nghị. 

 

 


Người viết : Dân Việt