Trong một số hội thảo gần đây, khái niệm về mắc ca - “cây tỷ đô” đã được đưa ra, coi đây là cây có thể làm giàu cho nông dân. Là đơn vị nghiên cứu về cây này, ông có đánh giá như thế nào?
Nông dân huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) thu hoạch quả mắc ca. |
Được biết, loại cây trồng này rất kén chọn các vùng đất, khí hậu. Vậy, ở nước ta những vùng nào phù hợp để trồng mắc ca?
- Theo kết quả khảo nghiệm của chúng tôi, thì vùng trồng hiệu quả nhất là Tây Nguyên, đặc biệt là Buôn Ma Thuột và Lâm Đồng. Tiếp đến là Sơn La. Các tỉnh từ Nghệ An trở ra phải lựa chọn nơi có khí hậu đất đai phù hợp. Đặc biệt tránh những nơi có gió Lào và mưa phùn ở miền Bắc đúng thời điểm mắc ca ra hoa. Điều kiện thích hợp nhất là ở nhiệt độ 20-25 độ C, lượng mưa 1.400-2.500mm. Đất phải thoát nước tốt, ẩm, ít sét, không có đá ong, ít bị gió bão (do mắc ca không chịu được gió bão) hoặc khi trồng phải có cây chắn gió. Có thể trồng 2-3 dòng hỗn hợp để cây sai quả.
Thời điểm này liệu đã đến lúc chúng ta có thể khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng mắc ca?
- Tôi cho rằng, các cơ quan chức năng phải có nghiên cứu, đầy đủ, chính xác nhu cầu tiêu thụ mắc ca thế giới để có dự báo, định hướng cho mắc ca trong nước. Theo tôi, người dân cũng không nên phát triển quá nóng cây mắc ca, có thể dành một phần diện tích trồng các loại cây khác như keo, bạch đàn... trước khi có ý định phát triển mở rộng diện tích. Nếu không sẽ rơi vào tình trạng không có thị trường tiêu thụ, thiệt hại kinh tế lớn. Nếu có trồng, nên sử dụng phương thức kết hợp xen kẽ với các cây trồng khác ngắn ngày như lạc, đậu... để tăng thu nhập cho diện tích trồng mắc ca.
Xin cảm ơn ông!