Gieo mạ khay - Ích nước, lợi nhà
Thứ tư, 21/01/2015, 16:26 GMT+7
Qua thực tiễn cho thấy gieo mạ khay “ích nước” tức là đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng rộng lớn và “lợi nhà” là có lợi cho nhà nông, cho cá nhân các hộ nông dân SX nhỏ lẻ.
SX mạ khay ở Thạch Thất |
Từ năm 2012, Trạm Khuyến nông Thạch Thất (Hà Nội) triển khai xây dựng mô hình SX mạ khay, máy tại một số xã Hương Ngải, Đại Đồng… để tạo tiền đề đưa cơ giới hóa đồng bộ vào SX, góp phần giải phóng sức lao động, giảm chi phí SX nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đến nay mô hình đã triển khai nhân rộng tại hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đây là mô hình có tính hiệu quả và thực tiễn rất lớn, được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, rất cần nhân rộng hơn nữa trong thời gian tới.
Qua thực tiễn cho thấy gieo mạ khay “ích nước” tức là đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng rộng lớn và “lợi nhà” là có lợi cho nhà nông, cho cá nhân các hộ nông dân SX nhỏ lẻ. Cụ thể:
1. Gieo mạ khay chủ động khắc phục được ảnh hưởng do thời tiết (nhất là với vụ xuân khi thời tiết gặp rét đậm, rét hại kéo dài), chủ động thời vụ, dễ chăm sóc.
2. Giảm chi phí SX: Công lao động trong nông nghiệp (công lấy bùn, làm đất gieo mạ, nhổ mạ đem đi cấy), giảm số lượng giống... so với làm mạ truyền thống. Việc vận chuyển mạ khay cũng gọn nhẹ và dễ dàng. Sử dụng mạ gieo luống trước đây thường phải 3 xe thồ mạ và thêm công xúc mạ, nhổ mạ mới đủ cấy được 1 sào, nay chỉ cần 6 - 8 khay mạ đã cấy được 1 sào.
3. Gieo mạ trên khay ngoài chủ động được thời vụ, khắc phục ảnh hưởng của thời tiết còn có nhiều ưu điểm so với mạ truyền thống như cấy mạ non nên cây giữ nguyên hạt lúa (còn gọi là “gan” mạ), lượng dinh dưỡng vẫn tiếp tục được bổ sung cho cây.
Do đó khi cấy xuống ruộng nhanh bén rễ, hồi xanh và khả năng đẻ nhánh rất khỏe, số rảnh cấy ít hơn sẽ tiết kiệm được chi phí giống.
4. Mạ khay có thể cấy bằng tay theo truyền thống hoặc cấy bằng máy nên rất thuận tiện cho nông dân trong việc chăm sóc và cây lúa đảm bảo sinh trưởng tốt, đồng ruộng thông thoáng nên ít bị sâu bệnh hại. Đồng thời rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa (thời gian cây lúa ở giai đoạn mạ được rút ngắn so với gieo mạ truyền thống).
5. Thay đổi tập quán cấy mật độ dày, sâu tay, cấy không hàng lối, nhất là SX nhỏ lẻ, manh mún. Đẩy nhanh việc dồn điền đổi thửa, thúc đẩy hình thành các tổ dịch vụ (HTXNN, tổ sản xuất, cá nhân hộ gia đình…) nhằm tạo sự liên kết trong SX, từng bước tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa và dịch vụ trong nông nghiệp, đem lại lợi ích cho cộng đồng.
Xuất phát từ những lợi ích trên, rất mong các cấp chính quyền địa phương và bà con nhân rộng mô hình SX mạ khay nhằm tạo tiền đề đưa cơ giới hóa đồng bộ vào đồng ruộng, giảm chi phí nhân công lao động, đầu tư… nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)