Kinh tế nông, lâm nghiệp vẫn là "lối ra" của Tây Bắc
Thứ hai, 19/01/2015, 15:07 GMT+7
Việc xác định giống cây, con chủ lực có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của các địa phương vùng Tây Bắc |
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2014 và triển khai công tác trọng tâm năm 2015 của Ban Chỉ đạo Tây Bắc sáng 16.12.2015 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng – Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc Nguyễn Xuân Phúc cho rằng dù đã nỗ lực tìm hướng thoát nghèo nhưng về lâu dài, kinh tế nông, lâm nghiệp vẫn là “lối ra” của Tây Bắc.
Tuy nhiên, vấn đề an ninh trật tự, đòi thành lập nhà nước Mông, lập giáo phái lạ; nạn buôn bán ma túy; hủ tục lạc hậu;… vẫn là những thách thức lớn với Tây Bắc và cần sự vào cuộc “tổng lực” của các bộ, ngành.
Về phía các địa phương, việc xác định giống cây, con chủ lực để giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo và hướng đến làm giàu cần sự hỗ trợ không chỉ về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật mà còn cả những cơ chế đặc thù. Cụ thể, Hà Giang cần chính sách riêng để phát triển cây dược liệu, Hòa Bình cần cơ chế hỗ trợ nhân rộng mô hình cây có múi thay lúa,…
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận nỗ lực của Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các địa phương trong vùng bởi những kết quả của sự phát triển toàn diện, cơ bản trên nhiều mặt: hạ tầng, kinh tế - xã hội,…; hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường, củng cố một bước.
Tuy nhiên, Tây Bắc chuyển biến vẫn còn chậm, chỉ số năng lực cạnh tranh của nhiều tỉnh quá kém. Phó Thủ tướng chỉ đạo năm 2015 nền kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn và tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và các địa phương trong vùng phải tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ đã được phân công và xây dựng chương trình hành động cụ thể.
Theo đó, để ổn định an ninh trật tự xã hội, các ngành chức năng tăng cường phối hợp xử lý tình trạng buôn bán ma túy, buôn bán người, buôn lậu, móc nối lôi kéo làm gián điệp khu vực biên giới. Tăng cường chi bộ cơ cở và xóa thôn, bản trắng đảng viên; tích cực tiến hành đại hội đảng các cấp. Xây dựng chương trình cụ thể để xóa nghèo, xác định nông, lâm nghiệp vẫn là lối ra của kinh tế Tây Bắc.
Quan tâm đến tình hình di cư vùng biên giới, ổn định tái định cư, giúp dân xóa nghèo. Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư. Với vai trò đặc biệt quan trọng, Ban Chỉ đạo Tây Bắc phải chủ động nắm tình hình, báo cáo trưởng ban và Chính phủ nhanh chóng giải quyết khúc mắc song song với việc đổi mới cơ chế báo cáo.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)