Loài thụ phấn giảm, hàng triệu người có nguy cơ suy dinh dưỡng

Loài thụ phấn giảm, hàng triệu người có nguy cơ suy dinh dưỡng

Thứ hai, 02/02/2015, 11:30 GMT+7

Một nghiên cứu mới cho thấy, hơn một nửa người dân ở một số nước đang phát triển có thể gặp nguy cơ suy dinh dưỡng nếu động vật thụ phấn cho cây trồng như ong tiếp tục suy giảm.

Chú thích: Ong giúp cho trang trại phát triển. Nhưng nghiên cứu mới từ các nhà khoa học cho thấy ong và côn trùng thụ phấn khác còn đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người ra sao. Nghiên cứu cho thấy sự suy giảm loài thụ phấn có thể làm tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng, với các ảnh hưởng kết nối đáng lo ngại đến các bệnh như sởi và sốt rét, rất thịnh hành ở các nước đang phát triển. Ảnh: Joshua Brown, UVM
Chú thích: Ong giúp cho trang trại phát triển. Nhưng nghiên cứu mới từ các nhà khoa học cho thấy ong và côn trùng thụ phấn khác còn đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người ra sao. Nghiên cứu cho thấy sự suy giảm loài thụ phấn có thể làm tăng nguy cơ thiếu dinh dưỡng, với các ảnh hưởng kết nối đáng lo ngại đến các bệnh như sởi và sốt rét, rất thịnh hành ở các nước đang phát triển. Ảnh: Joshua Brown, UVM

Mặc dù rất nhiều báo cáo nghiên cứu cho thấy, loài thụ phấn rất quan trọng cho sức khỏe dinh dưỡng con người, nhưng chưa có nghiên cứu khoa học nào thực sự kiểm tra tuyên bố này, mãi cho đến nay. Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học Vermont (UVM) và Đại học Harvard lần đầu tiên kết nối những gì mọi người thực sự ăn ở bốn quốc gia đang phát triển với yêu cầu thụ phấn cho các loại cây trồng cung cấp thực phẩm và chất dinh dưỡng cho họ.

"Sự sụt giảm loài thụ phấn có thể thực sự quan trọng đối với sức khỏe con người, ví dụ như số lượng khá đáng sợ về tình trạng thiếu hụt vitamin A, có thể dẫn đến mù lòa và tăng tỷ lệ tử vong ở một số bệnh như bệnh sốt rét", nhà khoa học Taylor Ricketts tại Đại học Vermont, cho biết.

Đây không chỉ là sự sụt giảm số lượng ong. Các nhà khoa học trên thế giới đã quan sát thấy sự suy giảm đáng lo ngại của nhiều loài côn trùng thụ phấn, từ đó đe dọa nguồn lương thực của thế giới. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, các loài thụ phấn này chịu trách nhiệm lên đến 40% nguồn dinh dưỡng của thế giới.

Nghiên cứu mới thực hiện bước tiếp theo. Nó cho thấy rằng trong một số dân tộc - như nhiều nơi ở nước Mozambique mà nhóm nghiên cứu tìm hiểu, nơi có nhiều trẻ em và bà mẹ hầu như không đáp ứng đủ nhu cầu về vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A – thì sự biến mất của các loài thụ phấn có thể đẩy đến 56% dân số đến rìa của suy dinh dưỡng.

"Nạn đói ẩn dấu" liên quan đến thiếu hụt vitamin và khoáng chất được ước tính gây tổn hại cho hơn 1 trong 4 người trên khắp thế giới, góp phần làm tăng nguy cơ của nhiều bệnh, giảm IQ và giảm năng suất làm việc. "Sự sụt giảm liên tục của các quần thể loài thụ phấn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng toàn cầu", nhóm nghiên cứu viết.

"Đây là nghiên cứu đầu tiên định lượng ảnh hưởng tiềm năng đến sức khỏe con người từ sự sụt giảm của động vật thụ phấn", Myers cho biết. Các nghiên cứu trước đó đã cho thấy có mối liên hệ giữa loài thụ phấn và năng suất cây trồng - và giữa năng suất cây trồng và nguồn thực phẩm và chất dinh dưỡng. "Tuy nhiên, để đánh giá xem liệu sự suy giảm của loài thụ phấn sẽ ảnh hưởng thật sự ra sao đến dinh dưỡng của con người, thì bạn cần phải biết những thứ mà mọi người đang ăn", Myers giải thích. Vì vậy, nghiên cứu mới xem xét một quá trình toàn diện, từ loài thụ phấn cho đến số liệu về chế độ ăn hàng ngày của người dân ở nhiều nơi ở nước Zambia, Mozambique, Uganda và Bangladesh.

"Ví dụ như họ ăn bao  nhiều xoài, họ ăn bao nhiêu cá và từ loại dữ liệu đó, chúng tôi có thể biết được họ có đủ vitamin A, canxi, folate, sắt và kẽm hay không", Ricketts giải thích. Sau đó, các nhà khoa học có thể tìm ra ảnh hưởng tiềm năng của một tương lai không có loài thụ phấn đến những chế độ ăn này.

Và đối với nhiều vùng ở các nước đang phát triển, tương lai đó có thể sẽ là "sự gia tăng các khuyết tật ống thần kinh do thiếu folate hoặc tăng bệnh mù lòa và bệnh truyền nhiễm do thiếu vitamin A, bởi vì chúng ta đã chuyển đổi môi trường theo cách không hề hỗ trợ động vật thụ phấn", Myers cho hay.

"Chúng tôi thực sự phát hiện thấy những ảnh hưởng đáng báo động ở một số quốc gia đối với một số chất dinh dưỡng, nhưng lại có ít ảnh hưởng hoặc không có ảnh hưởng ở những nơi khác" Ricketts cho biết. Chẳng hạn như, tình trạng rất ảm đảm ở nước Bangladesh, vì rất nhiều người vốn đã suy dinh dưỡng nhưng  Zambia thì có vẻ khá hơn với rủi ro này mặc dù các nhà khoa học dự đoán đất nước này cũng sẽ giảm lượng vitamin A do loài thụ phấn giảm. Lý do theo Myers giải thíchlà do ở Zambia, vốn đã có quá nhiều vitamin A trong chế độ ăn nên nó không đẩy quá nhiều người xuống dưới ngưỡng.

Nghiên cứu mới này đi theo xu hướng nghiên cứu sức khỏe con người bị ảnh hưởng ra sao từ sự biến đổi nhanh chóng của hệ thống tự nhiên của trái đất. Bức tranh lớn là gì? Đó là, "Thiệt hại hệ sinh thái có thể gây tổn hại cho sức khỏe con người," Ricketts kết luận, "vì vậy bảo tồn có thể được coi như là một khoản đầu tư vào ngành y tế".

 


Người viết : Thanh Vân - DOstdongnai, Theo Eurekalert.