Mắc ca: Ngộ nhận giá bán, mập mờ sản lượng, lạc quan vì đâu?

Mắc ca: Ngộ nhận giá bán, mập mờ sản lượng, lạc quan vì đâu?

Thứ bảy, 21/03/2015, 11:41 GMT+7

Cây mắc ca có thật sự mang lại lợi ích kinh tế như nhiều người nói?

Nội dung nổi bật:

- Đang có khá nhiều ngộ nhận về hạt mắc ca. Thực tế giá bán hạt mắc ca cũng như sản lượng của loại cây này không cao như người ta quảng cáo.

- Trong những báo cáo về mắc ca, các giống mắc ca không thấy được đề cập, các báo cáo chi tiết về cách chăm sóc cây, sâu bệnh, đặc tính của cây cũng không thấy được nhắc đến.

Trong những chủ trương phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của nhà nước thì ít có giống cây nào nhận được sự bàn thảo sôi nổi như cây mắc- ca (Macadamia). Giống cây có xuất xứ từ Úc này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều về hiệu quả kinh tế, cũng như tính bền vững trong phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đặc biệt ở các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, và Thanh Hoá.

Bài viết này tập trung khai thác khiá cạnh kinh tế của cây mắc ca, dựa theo số liệu từ Bộ Nông Nghiệp và Thuỷ Sản Úc đồng thời cũng đưa ra một số nhận xét và lưu ý khi triển khai gieo trồng giống cây mới này.

1. Giá của Mắc ca và những ngộ nhận

Có nhiều ý kiến tính hiệu quả kinh tế của cây mắc ca dựa theo giá trị mắc ca bán trên thị trường, thường dao động từ 20-30$/ kg là không hợp lý. Bởi lẽ giá trên thị trường là giá hạt đã qua xử lý, bóc vỏ, sấy, vận chuyển và các khoản phí cho nhà bán buôn và bán lẻ. Vì vậy khi tính gía trị của cây mắc ca cần tính theo giá tại cửa nông trại (farm gate price), đây là giá mà người nông dân sẽ nhận được.

Giá mắc ca tươi dao động lớn, phụ thuộc vào cung cầu quốc tế. Dựa theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Thuỷ Sản Úc, ta có thể thấy mắc ca đạt đỉnh với giá 3,6$/kg vào năm 2005, giá thấp nhất được ghi nhận là 1.5$/kg vào năm 2007. Vì vậy những cách ước lượng giá trị mắc ca dựa vào giá bán hạt mắc ca trên thị trường là phi thực tế.

Giá của hạt mắc ca chưa tách vỏ (NIS) với tỉ lệ SKR (Sound Kernel Recovery - tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhân) đạt 33% và độ ẩm 10% thường dao động ở mức 1,6 – 3,2 USD/kg.
Giá của hạt mắc ca chưa tách vỏ (NIS) với tỉ lệ SKR (Sound Kernel Recovery - tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhân) đạt 33% và độ ẩm 10% thường dao động ở mức 1,6 – 3,2 USD/kg.

2. Mập mờ về sản lượng

Mắc ca là cây trồng lâu năm, có thể cho hiệu quả kinh tế đến 60 năm nhưng sản lượng của mắc ca phụ thuộc rất nhiều vào giống và các điều kiên thời tiết. Trong một số các tài liêu gửi người dân, nhiều ý kiến nói rằng trung bình cây mắc ca cho hạt sau 4 năm. Điều này là chính xác, tuy nhiên sản lượng trong vòng 10 năm đầu tiên là rất thấp.

Phải sau năm thứ 4, cây mắc ca mới cho ra quả phải thêm vài năm nữa mới đạt được sản lượng mong muốn
Phải sau năm thứ 4, cây mắc ca mới cho ra quả phải thêm vài năm nữa mới đạt được sản lượng mong muốn

Như vậy chúng ta phải nhìn nhận khách quan hơn với những thông tin được đưa ra từ các dự án trồng cây mắc ca để người nông dân chủ động trong việc đầu tư khi trồng cây này

3. Một chiến lược phát triển Mắc ca hợp lý

Theo qui hoạch đến năm 2020 sẽ có 200000ha trồng mắc ca tại Tây Nguyên và Tây Bắc. Thế nhưng thực tế sau nhiều năm phát triển, diện tích trồng mắc ca trên toàn thế giới chỉ đạt 80000ha. Đặc biệt là các nước như Úc, Mỹ, Guatemela, Nam Phi không mở rộng diện tích gieo trồng mắc ca một cách nhanh chóng.

Những báo cáo về cây mắc ca cũng chưa từng giải thích thoả đáng nguyên nhân các nước này không mở rộng trồng cây mắc ca mặc dù lợi ích kinh tế theo tính toán (của chúng ta) là vô cùng lớn. Vì vậy chúng ta cần cân nhắc lại mục tiêu mà chúng ta đặt ra và có sự điều chỉnh hợp lý.

Việt Nam đã có hơn mười năm thực nghiệm trồng cây mắc ca tại Tây Nguyên và bảy năm tại Tây Bắc. Tuy nhiên với một giống cây có giá trị kinh tế hơn 60 năm như mắc ca, thời gian 10 năm là chưa đủ.

Trong những báo cáo về mắc ca, các giống mắc ca không thấy được đề cập, các báo cáo chi tiết về cách chăm sóc cây, sâu bệnh, đặc tính của cây cũng không thấy được nhắc đến, trong khi nó vô cùng quan trọng quyết định đến sản lượng và chất lượng của mắc ca. Ví dụ như giống A29 hay 246 có thể cho sản lượng nhiều hơn 30% so với các giống A268, A203. Hay một ví dụ khác về đặc tính của cây.

Cây mắc ca trưởng thành có thể đạt độ cao 15m, thân yếu và rễ nông không chỉ dễ bị tổn thương bởi gió mạnh mà còn gây khó khăn cho việc thu hoạch, chăm sóc. Vì vậy, đối với các vùng gió nhiều như Tây Nguyên, Tây Bắc theo nhiều chuyên gia về mắc ca, cây mắc ca nên được trồng bao quanh là rừng tự nhiên hoặc phải xây rào chắn. Để thực hiện điều này cần qui hoạch khu vực trồng mắc ca hợp lý

Trồng mắc ca có chi phí ban đầu khá cao, chi phí phát sinh hằng năm lớn. Trong khi đó đặc điểm chung của nhiều hộ dân là nguồn vốn hạn chế, khó tiếp cận nguồn vốn trung và dài hạn từ phía ngân hàng. Thế nhưng hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với một thách thức “ một mình chèo chống” bởi lẽ vẫn chưa có sự vào cuộc cụ thể, chiến lược rõ ràng từ các nhà hoạch định chính sách.


Người viết : Theo Duy Công Cafebiz