Nhân rộng mô hình làm cánh đồng lớn
Thứ hai, 13/07/2015, 14:26 GMT+7
Ngày 11.7, tại Đồng Tháp, Bộ NNPTNT đã tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vùng ĐBSCL với sự tham gia của nhiều địa phương, doanh nghiệp và nông dân trong vùng.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về tái cơ cấu nông nghiệp - chủ trì hội nghị.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, qua 2 năm thực hiện việc tái cơ cấu nông nghiệp, toàn vùng đã hình thành được nhiều vùng nguyên liệu lúa gạo, trái cây và thủy sản tập trung, quy mô lớn, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Toàn vùng đã chuyển hơn 78.000ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu. Trong đó, mô hình trồng bắp (ngô) tại Đồng Tháp và An Giang mang lại lợi nhuận cao gần gấp đôi so với trồng lúa. Một số mô hình khác như trồng dưa hấu, mè, đậu tương... có lợi nhuận cao gấp 1,5-1,8 lần so với trồng lúa; đồng thời cơ giới hóa trong sản xuất được đẩy mạnh góp phần tăng năng suất, chất lượng và giảm tổn thất trong thu hoạch.
Thu hoạch lúa trên cánh đồng lớn ở Đồng Tháp. Ảnh: T.L |
Nhìn tổng thể, trong 2 năm vừa qua, việc thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp của các tỉnh ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế như chưa tự đưa ra đường hướng phát triển, thiếu thông tin về nhu cầu thị trường và chưa chi tiết về giải pháp, lộ trình; chưa có bộ tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nên khó đánh giá kết quả. Việc chuyển đổi cây trồng vẫn còn chậm, cơ cấu cây trồng mới còn thấp, chủ yếu vẫn thiên về cây trồng truyền thống là cây mè (vừng).
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái cơ cấu nông nghiệp, giúp doanh nghiệp “cầm cự” trên sân nhà. “Trong bối cảnh hội nhập, cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu không nhanh chóng tái cơ cấu nông nghiệp, đổi mới mô hình tăng trưởng hiệu quả hơn thì lĩnh vực này sẽ "thua" trực tiếp trên sân nhà, thất bại ngay cả ở những lĩnh vực mà Việt Nam vẫn nghĩ là có lợi thế so sánh”- Phó Thủ tướng nói.
Chính vì thế, Phó Thủ tướng đã yêu cầu đối với các địa phương, phải xác định thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là công việc quan trọng, lâu dài. Ngoài việc xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình thực hiện cần thành lập Ban chỉ đạo tại địa phương về tái cơ cấu nông nghiệp để từ đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho chuỗi tham gia trong lĩnh vực nông nghiệp.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ĐBSCL chính là nơi khởi xướng và phát triển mô hình hợp tác liên kết xây dựng cánh đồng lớn có hiệu quả. Do vậy, các địa phương tiếp tục chỉ đạo tổng kết rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình hiệu quả ra diện rộng trong sản xuất lúa và các lĩnh vực khác…
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)