Những phát hiện mới về cây trồng biến đổi gen
Thứ bảy, 07/03/2015, 10:34 GMT+7
Một cuộc khảo sát về gạo, lúa mì, lúa mạch, trái cây, và rau củ cho thấy hầu hết các đột biến được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền tiên tiến có thể nằm ngoài phạm vi các quy định về sinh vật biến đổi gen (SVBĐG) hiện tại. Trong một nghiên cứu xem xét những phát hiện này, hai chuyên gia về đạo đức sinh học từ Đại học Hokkaido đề xuất các mô hình quản lý mới cho các cây trồng chỉnh sửa gen và tuyên bố kêu gọi hành động để làm rõ các vấn đề xã hội liên quan đến các loại cây trồng biến đổi gen như vậy.
Chú thích: Đây là số liệu miêu tả bốn mô hình quản lý cho cây trồng chỉnh sửa gen. Ảnh: Araki, M. và Ishii, T./Trends |
"Công nghệ điều chỉnh bộ gen hiện đại đã cho phép sửa đổi gen có hiệu quả hơn, từ đó có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trong tương lai", tiến sĩ Tetsuya Ishii, Trường Đại học Hokkaido cho biết. "Tuy nhiên, việc chỉnh sửa gen làm nảy sinh một vấn đề pháp lý do tạo ra ranh giới không rõ ràng trong các quy định về SVBĐG vì các kỹ thuật di truyền tiên tiến có thể thực hiện một sửa đổi về gen theo cách tương tự như một đột biến xảy ra một cách tự nhiên, mà không cần phải thêm vào vật liệu di truyền mới".
Theo quy định hiện hành, một SVBĐG là một sinh vật sống đã bị thay đổi bởi một tổ hợp vật chất di truyền mới, bao gồm áp dụng một gen chuyển. Công nghệ kỹ thuật di truyền tiên tiến, bao gồm ZFN, Talen, và CRISPR/Cas9, đã làm nảy sinh các vấn đề pháp lý vì chúng không cần các gen chuyển để tạo ra các thay đổi cho bộ gen. Chúng có thể chỉ đơn giản là lấy ra một chuỗi DNA ngắn hoặc thêm vào một đột biến cho gen hiện có.
"Công nghệ chỉnh sửa bộ gen đang phát triển nhanh chóng, vì vậy đã đến lúc xem xét hệ thống quản lý đối với việc nhân giống cây trồng bằng cách chỉnh sửa bộ gen", Tiến sĩ Ishii nhận xét. "Hơn nữa, chúng ta cần phải làm rõ sự khác biệt giữa các kỹ thuật di truyền cũ và kỹ thuật chỉnh sửa hệ gen hiện đại, và làm sáng tỏ nhiều vấn đề về mặt chấp nhận của xã hội đối với các loại cây trồng chỉnh sửa gen".
Trong nghiên cứu của mình, tiến sĩ Ishii và một thành viên trong đội ngũ nhân viên nghiên cứu của mình, Motoko Araki, đã trình bày bốn mô hình quản lý để giải quyết các ranh giới pháp lý không rõ ràng mà kỹ thuật chỉnh sửa bộ gen tạo ra trong các quy định về SVBĐG. Họ đề xuất rằng các quy định nghiêm ngặt nhất (trong đó hầu hết các đột biến phải tuân theo quy định, trong khi chỉ một phần nhỏ việc xóa và chèn đột biến nằm ngoài quy định) phải được thông qua ban đầu và nên dần dần thoải mái bởi vì việc trồng và tiêu thụ thực phẩm các cây trồng chỉnh sửa gen có khả năng tăng trong tương lai gần.
Trong khi các cuộc thảo luận ở cấp độ chính trị về các quy định cho sinh vật chỉnh sửa gen đang diễn ra một cánh chậm chạp trên thế giới, thì theo Tiến sĩ Ishii, nghiên cứu của ông có thể làm nền tảng cho các cuộc đối thoại với các cơ quan quản lý trên thế giới cũng như cho Bộ Môi trường Nhật Bản.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)