Tái cơ cấu nông nghiệp Bình Định: Chậm nhưng chắc
Thứ tư, 04/02/2015, 16:48 GMT+7
"Năm nay, Bình Định sẽ khởi động công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Hướng đi của tỉnh sẽ là những bước chân có thể chậm nhưng phải chắc".
Đến 2010 Bình Định sẽ xây dựng xong vùng SX lúa giống 10.000 ha. |
Đó là khẳng định của ông Phan Trọng Hổ, GĐ Sở NN-PTNT Bình Định.
Theo ông Hổ, ngành nông nghiệp Bình Định trong những năm gần đây đã có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh. Tuy vậy, sâu sát nhìn nhận, SXNN vẫn còn thiếu tính bền vững. Quy mô SX còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc đưa cơ giới hóa, tiến bộ KHKT vào thực tế còn gặp nhiều vướng mắc.
Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn hạn chế so với vị trí, vai trò và yêu cầu phát triển. Do đó, tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần phải theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển theo hướng bền vững.
“Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ngành nông nghiệp, xác định tiềm năng, lợi thế và cả những khó khăn thách thức; chúng tôi đã xây dựng Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng NTM. Để “chắc chân” trong những bước đi, Bình Định sẽ cơ cấu lại tất cả các lĩnh vực của ngành, ưu tiên đầu tư phát triển các loại sản phẩm có tính cạnh tranh cao”, ông Hổ nói.
Với lĩnh vực trồng trọt, Bình Định sẽ hình thành và phát triển vùng SX lúa giống và vùng SX lúa chất lượng cao tại các huyện Tuy Phước, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Hoài Ân, Tây Sơn và TX An Nhơn. Phấn đấu đến năm 2020 sẽ xây dựng xong vùng SX lúa giống 10.000 ha, sản lượng đạt 60.000 tấn/năm; và vùng SX lúa chất lượng cao diện tích 20.000 ha, sản lượng 120.000 tấn.
Đồng thời, quy hoạch phát triển các loại cây trồng như dừa, đậu phụng, bắp, mì và rau các loại. Đến năm 2020, đảm bảo 16.000 ha đậu phụng, sản lượng đạt 50.000 tấn; 10.000 ha mì, sản lượng khoảng 300.000 tấn/năm; 15.000 ha bắp, sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm; 20.000 ha rau; 10.000 ha dừa...
Trong lĩnh vực chăn nuôi, Bình Định sẽ tập trung phát triển chăn nuôi bò, gà và heo; phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh này sẽ có 320.000 con bò (tỉ lệ bò lai 90%, sản lượng thịt bò xuất chuồng khoảng 50.000 tấn, giá trị SX chăn nuôi bò chiếm khoảng 25% tổng giá trị SX ngành chăn nuôi); đàn heo 1 triệu con, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng chiếm 70%/tổng sản lượng thịt xuất chuồng các loại; đàn gà 5,5 triệu con, sản lượng thịt xuất chuồng đạt 16.390 tấn, chiếm 70% tổng sản lượng thịt gia cầm.
Bình Định sẽ từng bước nâng cao chất lượng cá ngừ đại dương |
“Chúng tôi sẽ huy động nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đầu tư công; tăng cường ứng dụng KHKT và đào tạo nguồn nhân lực; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu và quản lý chất lượng sản phẩm để có những bước đi vững chắc trong công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp”, ông Phan Trọng Hổ. |
Lĩnh vực lâm nghiệp, Bình Định sẽ phát triển rừng gỗ lớn và trồng cây dược liệu dưới tán rừng; trong đó diện rừng lấy gỗ đến năm 2020 là 10.000 ha, trồng cây dược liệu dưới tán rừng diện tích 300 ha.
Một thế mạnh của Bình Định là lĩnh vực thủy sản cũng được quan tâm lớn. Đặc biệt, tỉnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm cá ngừ đại dương và phát triển nuôi tôm công nghệ cao.
Phấn đấu đến 2020, sản lượng cá ngừ đạt 11.000 tấn/năm, giảm tổn thất sản phẩm xuống còn dưới 10%; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng 760 ha (có 100 ha mặt nước nuôi tôm công nghệ cao).
Quy hoạch vùng SX muối tại Mỹ Cát, Mỹ Thành, Mỹ Chánh (Phù Mỹ); Cát Minh, Cát Khánh (Phù Cát); Phước Thuận (Tuy Phước), diện tỉnh khoảng 200 ha, áp dụng tiến bộ KHKT vào SX, đảm bảo sản lượng muối hàng hóa khoảng 40.000 tấn/năm.
Song hành với việc tổ chức lại SXNN, Sở NN-PTNT còn đề xuất với UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo nâng cao hiệu quả và phát triển các hình thức hợp tác trong nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Trong thời gian tới, Bình Định sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến và quán triệt nội dung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tăng cường dịch vụ phục vụ SXNN.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)