Thương mại nông nghiệp bùng nổ ở châu Phi
Thứ sáu, 13/02/2015, 10:16 GMT+7
Các hộ tiểu nông ở châu Phi cần được cung cấp vốn, kỹ thuật, giống... trong sản xuất nông nghiệp |
Hội nghị “Thương mại nông nghiệp ở châu Phi” đã được tổ chức vào ngày 19 tháng 1 tại Berlin nhằm quy tụ các doanh nghiệp, các chuyên gia về phát triển từ khắp thế giới. Các nhà tổ chức hy vọng sẽ trả lời được câu hỏi: nếu chính phủ châu Phi lơ là việc đầu tư vào thế hệ trẻ và cơ sở hạ tầng, cũng như cung cấp các khoản vay dài hạn hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì liệu có xảy ra nguy cơ những thành quả từ nông nghiệp châu Phi sẽ lọt vào tay kẻ khác?
Một nghiên cứu ở trường đại học Stanford năm 2013 cho biết, châu Phi sở hữu tới 60% diện tích đất phù hợp cho trồng trọt đang bị bỏ hoang trên thế giới. Tuy nhiên châu Phi chỉ chiếm khoảng 3% xuất khẩu nông nghiệp toàn cầu. Vì vậy khi dân số thế giới không ngừng tăng lên, các nhà đầu tư đã bắt đầu để mắt tới những khu vực đất đai có thể sản sinh lợi nhuận ở lục địa này.
“Sự đổ bộ của hiện tượng thương mại nông nghiệp là cơ hội lớn cho châu Phi”, Fadel Ndiame - thuộc Liên minh Cách mạng xanh châu Phi (AGRA) - nhận định. Tổ chức này giúp đỡ nâng cao các kỹ năng cho tiểu nông, việc mà người nông dân rất cần làm nếu muốn cạnh tranh với các công ty lớn của nước ngoài đang tiến vào châu Phi.
“Tôi nghĩ chúng tôi cần tận dụng mối quan hệ đối tác với châu Âu như một cơ hội hơn là một sự trừng phạt hay coi đó như mục đích cuối cùng”, Ndiame nói. Trong trường hợp này, Ndiame muốn ám chỉ đến thỏa thuận tự do thương mại giữa EU và một vài các quốc gia châu Phi chỉ được ký kết ngay trước hạn chót vào năm ngoái - sau khi các chính phủ châu Âu đe dọa áp dụng hệ thống thuế quan nhập khẩu cao hơn cho các sản phẩm từ lục địa đen.
Những người phản đối các thỏa thuận này, được biết đến với tên gọi Hiệp định Đối tác Kinh tế (EPAs), lo ngại các công ty châu Âu có thể sẽ thế chỗ những nhà sản xuất châu Phi thiếu khả năng cạnh tranh hơn. Nhưng Fadel thì lạc quan hơn, cho rằng các dự án liên doanh có thể đem lại giải pháp khắc phục những lỗ hổng trong năng lực sản xuất của các công ty châu Phi, nếu không sẽ rất khó có thể cạnh tranh với các đối thủ châu Âu trên thị trường mở.
Nhiều lợi nhuận hơn cho các tiểu nông
Fadel tin rằng nguồn vốn và chuyên môn từ nước ngoài có thể giúp đỡ vào quá trình phát triển tại địa phương. Bruno Wenn của ngân hàng phát triển Đức KfW, từng thực hiện nhiều dự án phát triển ở châu Phi trong hơn 30 năm qua, cho biết các chính phủ châu Phi cần hành động nhiều hơn để phát triển thị trường khu vực và hỗ trợ các công ty tầm trung, vốn đã bắt đầu nảy nở trong khu vực. Như những công ty tương tự ở Đức, các hãng này có thể trở thành động cơ chính thức đẩy sự phát triển, đổi mới sáng tạo và tạo ra việc làm. “Các ngân hàng ở nhiều quốc gia châu Phi rất e dè khi cung cấp tài chính dài hạn cho các công ty tầm trung”, ông nói, “họ sẵn sàng cung cấp vốn ngắn hạn nhưng với khoản vốn như thế này anh không thể thực hiện được những đầu tư dài hạn. Cách làm này rất không bền vững”.
Shingirirai Nyamwanza, 34 tuổi, là giám đốc quản lý khu vực châu Phi của Mạng lưới Lá bốn cánh Toàn cầu (Global Clover Network), một tổ chức phi lợi nhuận ở Tanzania theo đuổi mục đích truyền cảm hứng cho những người trẻ chọn nông nghiệp làm con đường sự nghiệp. Bà cho biết, trước đây việc này rất khó; nhưng bảy, tám năm trở lại đây đã có sự chuyền biến tích cực trong nhận thức của giới trẻ.
60% diện tích đất nông nghiệp hiện đang ở châu Phi, vì vậy nếu không thúc giục đội ngũ giới trẻ châu Phi tận dụng nguồn tài nguyên đó, những người khác sẽ được gửi tới để khai thác. Nếu điều đó xảy ra, trong khoảng 30 năm, châu Phi sẽ có một thế hệ công dân bị tước quyền trên chính mảnh đất của mình.
Bà cho rằng chính phủ các nước châu Phi cần thúc đẩy chương trình thương mại nông nghiệp và làm cho chúng trở nên hấp dẫn với giới trẻ. “Nếu không, sẽ xảy ra quá trình thực dân hóa lần thứ hai hoặc lần thứ ba ở châu Phi. Nếu không biết cách sở hữu mảnh đất của chính mình như một dân tộc, bạn sẽ không thể làm được gì sinh lợi, và từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề chính trị và xã hội khác”.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)