Trồng lúa Nhật đón TPP

Trồng lúa Nhật đón TPP

Thứ năm, 07/04/2016, 09:23 GMT+7

Đây là 2 giống lúa Nhật Bản chất lượng cao của Cty CP Giống cây trồng - con nuôi Ninh Bình, trồng thử nghiệm tại xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, Tây Ninh từ 2 năm nay.

Năng suất cao

Gặp những nông dân tham gia trồng thử nghiệm 2 giống lúa Nhật chất lượng cao PC26 và DS1 ở ấp 2, xã Bàu Đồn, tôi thấy ai cũng hào hứng, phấn khích khi tận mặt nhìn thảm lúa vàng rực, đẹp như bức tranh.

Ghé mặt sát xuống bông lúa, anh nông dân Trần Văn Sơn, 54 tuổi, ở ấp 2 nhận xét: “Bông lúa mập, tròn, nhìn đã lắm. Cây lùn và cứng vầy nếu gió mạnh cũng không gãy đổ. Lúa này thu hoạch cũng dễ lắm”.

Ông Nguyễn Văn Nhành, ở ấp 2, xã Bàu Đồn, Chủ nhiệm HTX DVNN Bàu Đồn, cho biết: "Các giống truyền thống bà con vẫn trồng trước giờ năng suất chỉ từ 5 - 6 tấn/ha (vụ ĐX). Riêng 2 giống Nhật này năng suất từ 7 - 8 tấn/ha.

“Đối với người nông dân, quan trọng nhất khi trồng giống lúa là giống đó dễ trồng, dễ chăm, năng suất khá. Còn giá thì tùy loại và phụ thuộc chủ yếu vào thương lái. Vì thế, nếu được bao tiêu đầu ra thì đó là một trong những yếu tố quan trọng để bà con làm.

14-16-42_nh-2
Ông Vũ Văn Nga, TGĐ Cty Giống Ninh Bình

Tôi đã “làm việc” với Cty giống Ninh Bình từ những năm dầu Cty lên Tây Ninh này, từ các loại giống lúa đến ngô. Điều tôi và bà con thích nhất là sản phẩm được công ty bao tiêu với giá cao hơn giá thị trường. Riêng 2 giống lúa Nhật này, tôi mới làm 1 vụ, cảm nhận ban đầu thấy giống này dễ trồng, cây thấp, cứng nên ít đổ ngã, kháng bệnh tốt.

Giống này phù hợp với khí hậu khắc nghiệt, vì năm vừa rồi thời tiết ở đây không tốt lắm, nhưng năng suất vẫn khá cao. Các giống cũ ở đây vụ ĐX năng suất chỉ từ 5 - 6 tấn/ha. Riêng 2 giống Nhật PC26 và DS1, tôi làm được 8,2 tấn/ha.

14-16-42_nh-3
Giống lúa Nhật chất lượng cao DS1 của công ty Giống cây con Ninh Bình

Đánh giá tiềm năng về sản xuất nông nghiệp ở Tây Ninh, ông Nga cho biết: “Tiếp cận đồng ruộng ở Tây Ninh mấy năm nay, thấy điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng rất phù hợp với những bộ giống lúa mà chúng tôi đã trồng thử nghiệm. Những giống của Cty trồng thử nghiệm tại đây đều đạt, có thể thay thế những bộ giống cũ đang bị thoái hóa.
Một thuận lợi nữa là Tây Ninh đã hoàn thiện hệ thống kênh mương cung cấp nước khá ổn định từ hồ Dầu Tiếng. Đó là những yếu tố để chúng tôi đầu tư lâu dài ở đây. Hiện Cty đã đầu tư nhà máy sấy, chế biến gạo tại Gò Dầu công suất 100 tấn/ngày và đang từng bước nâng cấp, mở rộng, tiến tới sản xuất quy mô lớn, khép kín”.

Về chi phí đầu vào thì không thấp hơn các giống khác mấy, nhưng do được công ty bao tiêu giá 5.600 đồng/kg, cao hơn các giống khác 1 ngàn đồng, nên bình quân mỗi ha, sau khi trừ chi phí, còn lời khoảng 25 triệu đồng, gấp đôi các giống cũ, tự lo đầu ra”, ông Nhành nói.

Nói về 2 giống lúa PC26 và DS1, ông Vũ Văn Nga, TGĐ Cty CP Giống Ninh Bình cho biết: "Đây là dòng gạo tròn japonica của Nhật, cơm trắng bông, có vị ngọt, thơm, cơm để nguội vẫn dẻo. Chính vì vậy, loại này được người Nhật sử dụng làm sushi hoặc cơm vắt trong các bữa ăn hàng ngày. Ưu điểm của 2 giống này là chịu sâu bệnh tốt, chịu mặn, phù hợp với hầu hết mọi loại thổ nhưỡng và thời tiết của cả 3 miền.

Hiện nay bà con ở Gò Dầu trồng năng suất mới đạt hơn 8 tấn/ha, nhưng trong tương lai, khi thâm canh đúng, kết hợp trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật, cộng thêm kinh nghiệm của bà con nữa thì năng suất có thể đạt 10, 11 tấn/ha. Tôi nói như vậy là bởi giống này đã được trồng đại trà ở miền Bắc, sau đó là miền Trung. Như ở Bình Định, bà con trồng năng suất đạt tới 11 tấn/ha. Nhiều hộ làm giỏi, năng suất lên tới 12 tấn".

Hiệu quả từ 'liên kết 3 nhà'

Theo bà Nguyễn Thị Kim Nhung, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Gò Dầu, một trong những yếu tố quan trọng để sản xuất bền vững, sản phẩm đạt chất lượng, thu nhập cao và ổn định, chính là phải có sự liên kết giữa người sản xuất, nhà tiêu thụ và chính quyền địa phương.

Vì thế, từ đầu năm 2014, Cty Giống Ninh Bình đã lập văn phòng đại diện và xây dựng hệ thống chế biến lúa tại địa phương. Sau đó, công ty phối hợp Phòng NN-PTNT huyện và chính quyền các xã vận động bà con thành lập các tổ liên kết sản xuất lúa bao tiêu đầu ra, và tổ chức ký kết hợp đồng theo hình thức “3 bên”: Cty - tổ nông dân - UBND các xã, có sự xác nhận và giám sát của Phòng NN-PTNT huyện.

Mô hình bước đầu giúp nông dân thay đổi tập quán canh tác theo hướng sản xuất sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe, được thị trường chấp nhận; đồng thời mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân là Công ty thu mua sản phẩm ký hợp đồng với nông dân cao hơn giá thị trường 20% tại thời điểm bán.

14-16-42_nh-5
Rất nhiều nông dân từ các xã lân cận Bàu Đồn đến tham quan 2 giống lúa Nhật và đều chung quan điểm đây là giống lúa triển vọng

Qua 2 năm triển khai, số diện tích sản xuất lúa được bao tiêu là 200 ha, gồm hai nhóm giống lúa: nhóm giống cao sản (Hoa ưu 109, GL105) được đánh giá thích nghi cao, năng suất ổn định, có thể thay thế cho giống IR50404 chất lượng kém) và nhóm các giống chất lượng cao (2 giống lúa Nhật PC26 và DS1; giống HT18, HDT8, AIQ1102). Năng suất của các giống lúa mới này đều cao hơn những giống lúa đang sản xuất chủ lực tại địa phương.

Hiệu quả từ việc ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân là lợi nhuận trên 1ha tăng gần gấp đôi so với khi trồng các giống cũ và không có sự hỗ trợ từ doanh nghiệp.


Người viết : Nông Nghiệp Việt Nam