Xuất khẩu gạo giảm mạnh vì thị trường Trung Quốc
Thứ năm, 02/04/2015, 21:30 GMT+7
Trong quý I, Trung Quốc cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo chậm chạp đã gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết tại phiên họp báo thường kỳ tháng 3 tổ chức chiều 1/4. Trong quý I/2015, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng gần 7%, thấp hơn mức mục tiêu đề ra chủ yếu do suy giảm của nhóm hàng nông sản và khai khoáng.
"Sự suy giảm của nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã làm kim ngạch xuất khẩu quý I mất đi hơn 500 triệu USD. Nhóm hàng về công nghiệp khai khoáng cũng giảm đáng kể, mất đi khoảng 1 tỷ USD", ông Tuấn Anh nói.
Riêng với gạo, vị này thông tin Việt Nam gặp khó khăn lớn với Trung Quốc, vốn là thị trường chủ lực thời gian qua. "Trong quý I/2015, chính sách điều hành của Trung Quốc có sự thay đổi, việc cấp hạn ngạch nhập khẩu gạo rất chậm khiến cho xuất khẩu gạo của Việt Nam với nước láng giềng giảm mạnh", Thứ trưởng cho hay.
Trung Quốc chậm cấp hạn ngạch ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo của Việt Nam. |
Ngoài ra, khác với mọi năm, quý I năm nay các doanh nghiệp xuất khẩu gạo không có nhiều hợp đồng lớn, nguồn cung trên thị trường gia tăng nên áp lực cạnh tranh lớn. Theo số liệu của Tổng cục Thông kê, trong quý I/2015, cả nước ước xuất khẩu được hơn một triệu tấn gạo, giá trị hơn 450 triệu USD, giảm 26% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh những khó khăn của thị trường xuất khẩu đã nằm trong dự báo, để ngăn chặn đà suy giảm trong những quý tiếp theo, Bộ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp tiếp tục tìm kiếm thị trường mới, tận dụng tốt các Hiệp định thương mại tự do đã và sắp ký kết.
Liên quan đến tăng trưởng GDP quý I/2015 đạt 6,03%, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm khẳng định con số này phản ánh sát thực tình hình kinh tế và cho thấy tăng trưởng dần hồi phục và đi vào thế ổn định phát triển.
Theo vị này, GDP tăng vượt bậc so với cùng kỳ các năm trước chủ yếu dựa vào 2 khu vực là công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Quý I/2015, công nghiệp - xây dựng tăng 8,35%, cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2014. Trong đó, khu vực khai khoáng tăng mạnh, đặc biệt là dầu thô. "Khai thác dầu thô quý này tăng 373.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tính toán, cứ một triệu tấn dầu thô khai thác thêm sẽ làm GDP tăng 0,16%", ông Lâm chia sẻ.
Các tin khác :
- VEDAN VIỆT NAM LIÊN TIẾP KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ VỚI “THƯƠNG HIỆU VÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 2024” (24/10/2024)
- HDBank vừa đồng loạt triển khai những hoạt động ý nghĩa, sát cánh cùng khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và hoàn lưu bão (24/10/2024)
- Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam: Cùng Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam, Agribank kiến tạo tương lai tươi sáng cho nông nghiệp Việt (22/10/2024)
- Triển lãm Quốc tế VINACHEM EXPO 2024 và CAC Vietnam 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/11/2024 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC) (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam tập huấn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và thị trường nông sản tại Bắc Kạn (19/11/2021)
- Lãnh đạo Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã đến thăm và làm việc tại Sơn La (19/03/2021)
- Hơn 8.000m2 rừng bị tàn phá ở Kon Tum (23/10/2020)
- Kết luận của Phó Thủ tướng về việc xuất khẩu gạo (23/04/2020)
- Thủ tướng chỉ thị cấp bách tháo gỡ khó khăn sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó dịch Covid-19 (25/03/2020)
- Huyện Đức Hòa đưa thêm 3 công trình cầu giao thông nông thôn vào sử dụng (17/02/2020)