Các địa điểm này hiện chưa có cầu hoặc có cầu sắt, cầu gỗ được xây dựng từ cách đây nhiều năm, đến nay đã xuống cấp trầm trọng. Hơn nữa, do cầu nhỏ và yếu, xe lớn không thể lưu thông nên ảnh hưởng đến việc vận chuyển hàng hóa nông sản, đồng thời không đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Cây cầu cũ đã xuống cấp trầm trọng. |
Theo tính toán của địa phương, kinh phí dự kiến xây dựng 10 cây cầu khoảng 15 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đắc Tài, Bí thư thị xã cho biết: Những cây cầu mới được xây dựng sẽ phục vụ nhu cầu đi lại của các em học sinh và người dân ở địa phương, đảm bảo vận chuyển hàng hóa được thông suốt, thuận lợi. Hiện nay, vì thiếu cầu nên lỡ bà con đau ốm, cần đưa đi bệnh viện bằng xe lớn cũng rất khó khăn. Nếu xảy ra hỏa hoạn thì xe chữa cháy sẽ không vào được những khu vực này.
Đoàn đi khảo sát thực tế từng địa điểm. |
Sau khi đi khảo sát từng địa điểm, Ban tổ chức Chương trình Cầu nông thôn – Tạp chí Nông thôn Việt yêu cầu địa phương phải vận động để người dân hiến đất mở đường, do có nhiều tuyến đường còn quá hẹp, nếu có cầu mà không có đường thì cầu không phát huy hiệu quả. Đồng thời, đề nghị địa phương quy hoạch lại hệ thống cầu sao cho hợp lý.
Thị xã Tân Châu thuộc vùng biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh An Giang, là địa phương đầu nguồn sông Tiền, có đưòng biên giới dài 6,33km giáp với tỉnh Kandal – Vương quốc Campuchia. Hiện nay trên địa bàn thị xã Tân Châu có 60 cây cầu, trong đó: cầu sắt 9 cây, cầu bê tông 8 cây, cầu gỗ 18 cây, cầu treo 25 cây.
Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 vẫn còn khoảng 21 cây cầu cần phải được đầu tư xây dựng với tổng kinh phí trên 31 tỷ đồng nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông, phục vụ cho việc phát triển tại địa phương.