Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024

Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024

Thứ năm, 11/04/2024, 10:04 GMT+7

Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024

Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024

Chiều nay (09/4/2024) tại Hà Nội, Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024
Chiều nay (09/4/2024) tại Hà Nội, Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024 do Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Sự kiện thu hút đông đảo các doanh nghiệp, nhà quản lý, chuyên gia kinh tế nông nghiệp, đại diện Hội đồng kinh doanh Mỹ - Việt…
 
x1
 
Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam phát biểu khai mạc Diễn đàn
 
Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn, Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội NN&PTNT Việt Nam cho biết, theo thống kê của các tổ chức kinh tế, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 3 tháng đầu năm 2024 dự kiến đạt trên 13,5 tỷ USD, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước. Với thành tựu này, ngành nông lâm thủy sản đã xuất siêu 3,36 tỷ USD trong quý đầu năm 2024, với mức tăng trưởng 96,5% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy tốc độ tăng của quý I năm 2024 trong xuất khẩu nông sản vượt xa so với quý I của các năm 2020-2023… Để có được kết quả đó, Doanh nghiệp đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng doanh nghiệp đầu tư vào khu vực này vẫn còn khá khiêm tốn, đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, so với tổng số trên 900 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động ở nước ta thì đây là một con số khá khiêm tốn. Phải chăng do cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn không đủ mạnh, cách huy động, kêu gọi, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chưa thật sự tốt nên vẫn chưa có sức hấp dẫn, cuốn hút doanh nghiệp. Sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nhà nông còn chưa thật sự tốt, người nông dân vẫn bị động từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Tại Diễn đàn, rất nhiều ý kiến của các doanh nghiệp góp ý về việc cần tăng cường những chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp thiết thực hơn nữa, liên quan đến thủ tục hành chính lại bị nhắc hơi bị nhiều, trong khi tivi nói việc đó đã có những chuyển biến rất tích cực....
 
Liên quan đến các hoạt động tín dụng, Ban tổ chức cho biết, hiện nay, trên cả nước Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương mại duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đến 31/12/2023 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) có tổng tài sản vượt mốc 2 triệu tỷ đồng, nguồn vốn đạt trên 1,88 triệu tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 1,54 triệu tỷ đồng, trong đó trên 65% dư nợ cho vay phục vụ phát triển "Tam nông". Agribank luôn phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu thực thi nghiêm túc, có hiệu quả 07 chương trình tín dụng chính sách, các chương trình mục tiêu quốc gia, kịp thời tháo gỡ khó khăn, gia tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp.
Không chỉ ưu tiên tập trung nguồn vốn chất lượng cho nền kinh tế, Agribank còn đẩy mạnh phát triển đa dạng sản phẩm dịch vụ hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tiếp tục chuyển đổi mô hình kinh doanh đa dịch vụ theo định hướng phát triển ngân hàng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng dịch vụ hàng đầu với phương châm “lấy khách hàng làm trung tâm” góp phần tích cực phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia, là ngân hàng có thành tích xuất sắc trong công tác chuyển đổi số Ngành Ngân hàng.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank còn rất quan tâm đến công tác hỗ trợ an sinh xã hội với nhiều dự án, chương trình tài trợ tổng thể và dài hạn trên khắp cả nước. Hàng năm, Agribank dành nguồn kinh phí khoảng 400-500 tỷ đồng ủng hộ xây dựng trường học, trạm y tế, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, khắc phục hậu quả thiên tai... Năm 2023, Agribank đã dành hơn 500 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội trên toàn quốc. Cán bộ, người lao động toàn hệ thống luôn phát huy tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, nhiệt thành hưởng ứng các hoạt động ý nghĩa “Vì tương lai xanh”, “Vì một Việt Nam xanh”. Agribank tiên phong thực thi ESG trên cả 3 trụ cột Môi trường - xã hội - quản trị góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững.
Những thành tựu Agribank đạt được là kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ, người lao động trong suốt hành trình 36 năm xây dựng và trưởng thành, phát huy bản sắc văn hóa doanh nghiệp, lan tỏa rộng rãi các nét đặc trưng của Agribank. Hai năm qua, Agribank đã đồng hành cùng Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong nhiều hoạt động, trong đó Agribank đã tài trợ vàng cho chương trình Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023 và Diễn đàn ngày hôm nay.
 
Cũng tại diễn đàn, phát biểu liên quan đến nông nghiệp xanh và phát triển bền vững vững, TS Phùng Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam nhận định: nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Mặt khác, ngành nông nghiệp cũng phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai sau ngành năng lượng sinh ra từ các quá trình sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, quản lý đất, trồng lúa nước,…
Do vậy, giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp nói chung và ngành phân bón nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu. Giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong ngành phân bón, bao gồm cả lĩnh vực sản xuất và sử dụng phân bón.
Đề xuất một số giải pháp, TS Phùng Hà cho rằng, cần đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển ammoniac xanh, hóa học xanh; tập trung vào phương thức quản lý, điều chỉnh thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng nhằm giảm thất thoát ra môi trường, đặc biệt đối với phân đạm; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân bón hiệu quả cao, phân bón lá và sử dụng phụ gia ức chế các quá trình phát thải N2O, phụ gia chống mặn, chống ngập lụt, ưu tiên sử dụng các chất có nguồn gốc tự nhiên từ khoáng chất, thực vật,…. Tuy nhiên, việc đó không có nghĩa là dừng sử dụng phân bón hóa học mà hãy sử dụng hơp lý để đảm bảo phát triển bền vững theo hướng hữu cơ và xanh...
 
Chương trình năm nay, ngoài các tổ chức, doanh nghiệp trong nước còn có sự tham dự của đoàn Doanh nghiệp Mỹ do Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Việt tổ chức.
Chương trình đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao và tạo môi trường cho liên kết đầu tư với các Doanh nghiệp Mỹ do Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Việt kết nối.
Kết thúc chương trình, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam và Hội đồng Kinh doanh Mỹ _ Việt đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong các hoạt động chuyển đổi số trong nông nghiệp.

Người viết : admin