APAP: Hội nghị về khả năng phục hồi nông nghiệp và nông thôn thông qua chuyển đổi số
Thứ hai, 30/05/2022, 08:27 GMT+7
Đến dự Hội nghị APAP có ông Lee Sang Mu - Trợ lý đặc biệt của Tổng thống Hàn quốc về nông nghiệp, Chủ tịch diễn đàn chính sách nông nghiệp châu Á, Thái Bình Dương và phu nhân; ông Herman Ongkiko - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Philipine, Tổng thư ký của diễn đàn; ông Huh Jung - Tổng Giám đốc Công ty Pan Asia (Hàn Quốc), bà Lee So Young - Phó Tổng Giám đốc; ông Jiwan Yoon (Hàn Quốc) - Ban thư ký APAP.
Về phía Việt Nam, Hội nghị APAP có sự tham dự của ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký của Tổng hội NN&PTNT Việt Nam; Bà Hoàng Thị Dung - Trưởng Ban hợp tác Quốc tế Tổng hội NN&PTNT Việt Nam; ông Trần Công Thắng - Viện trưởng IPSARD, Bộ NN&PTNT Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Hưng - Chuyên viên Cao cấp Vụ Nông nghiệp, Văn Phòng Chính phủ và Ông Lê Văn Ngân - Giám đốc Trung Tâm XTTM và Phát triển Nguồn nhân lực (Cơ quan trực thuộc Tổng hội).
Đại diện các nước là thành viên của diễn đàn tham gia họp online
Đại diện các nước là thành viên của diễn đàn tham gia họp online gồm: Ấn độ, Bangladesh, Lào, Malaysia, Trung quốc, Thái Lan, Nhật bản, Indonesia, Philipine. Malaysia. Nội dung trọng tâm mà Hội nghị lần này tập trung là “khả năng phục hồi nông nghiệp và nông thôn thông qua chuyển đổi số"
Hội nghị về khả năng phục hồi nông nghiệp và nông thôn thông qua chuyển đổi số
Trong diễn văn chào mừng Hội nghị, ông Nguyễn Trí Ngọc nêu bật: Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp Việt nam đối mặt với muôn vàn khó khăn do tăng trưởng dân số, đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Do vậy, việc tái cơ cấu nông nghiệp cho phù hợp là rất cần thiết. Chuyển đổi số và áp dụng công nghệ cao đang được mong chờ sẽ giúp cho ngành nông nghiệp tăng năng xuất lao đông, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo thu nhập cho nông dân và giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch.
Tuy nhiên, chuyển đổi số trong nông nghiệp ở Việt Nam vẫn còn rất nhỏ lẻ ở các địa phương, chưa có sự đồng bộ trong cả nước. Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ là số hóa, chuyển dữ liệu từ giấy thành dữ liệu điện tử, mà còn yêu cầu áp dụng công nghệ số để tạo cách làm việc mới. Đối với ngành nông nghiệp, có thể nói đây là cái thang cao mà để vượt qua được là cả một thách thức lớn.
Chính phủ Việt Nam đã có nhiều cơ chế chính sách để áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 cho ngành nông nghiệp, đặc biệt là các chính sách về tài chánh và thủ tục hành chính.
Thách thức lớn nhất của việc chuyển đổi số trong nông nghiệp là thay đổi hành vi và phong cách làm việc của nông dân, cũng như ý thức của cán bộ địa phương. Nếu như có những bước đi đúng đắn, cộng với chính sách phù hợp của nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp, nông nghiệp Việt nam sẽ tiến xa và thay đổi toàn diện trong tương lai gần.
Đại biểu trực tiếp tham dự Hội nghị về khả năng phục hồi nông nghiệp và nông thôn thông qua chuyển đổi số
Trong bài phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Trí Ngọc còn cho biết mới đây, Bộ NN&PTNT đã cùng với các đối tác thực hiện thí điểm chuyến đổi số trong ngành chăn nuôi và một số hoạt động canh tác nông nghiệp. Hoạt động này đã tạo được một số chuyển biến quan trọng như: tạo được nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, theo dõi đầu vào của thức ăn chăn nuôi và codes cho vùng trồng trọt.
Năm 2022, Bộ NN&PTNT sẽ có đề án chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn cho các năm từ 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đây sẽ là tiền đề cho toàn nghành thực hiện chuyển đổi số với sự tham gia của tất cả các thành phần trong chuỗi sản xuất từ nông dân, nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã.
Qua trực tuyến, các đại biểu tại Hội nghị cũng đã nghe tham luận của các nước là thành viên của Diễn đàn chính sách nông nghiệp châu Á, Thái Bình Dương.
Các tin khác :
- Thay đổi thời gian, địa điểm Tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững”. (16/09/2023)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam và những sự kiện nổi bật trong Qúy IV (12/09/2023)
- Mời tham dự Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững” (31/08/2023)
- Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp tại Lâm Đồng (03/08/2023)
- Tổ chức Hội nghị “Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và các sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp năm 2023” tại Lâm Đồng (11/07/2023)
- Hội thảo Ứng dụng AI trong nâng cao năng suất nông nghiệp (23/03/2023)
- Chương trình Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2023 (12/04/2023)
- Mời tham dự “Hội thảo ứng dụng công nghệ AI trong nâng cao năng suất nông nghiệp (13/03/2023)
- Diễn đàn “Doanh nghiệp vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân năm 2022” (30/12/2022)
- Mời tham dự Diễn đàn “Doanh nghiệp vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân” (04/11/2022)