Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp: Cần sợi dây kết nối
Thứ ba, 01/10/2024, 13:48 GMT+7
Diễn đàn Công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã diễn ra tại Hà Nội vào sáng ngày 1/10. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ sự kiện "Kết nối công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024" (Techconnect and Innovation VietNam 2024) do Bộ Khoa học Công nghệ phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức.
Tại Diễn đàn, ông Nguyễn Trí Ngọc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội NN&PTNT Việt Nam đã có bài tham luận với chủ đề “Vai trò kết nối viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp trong việc ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”.
Ông Nguyễn Trí Ngọc trình bày tham luận tại Diễn đàn "Công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn".
Theo ông Nguyễn Trí Ngọc, đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho ngành nông, lâm, thủy sản là rất lớn; đặc biệt là trong bối cảnh nông nghiệp Việt Nam đang chuyển đổi từ mô hình chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu.
Mục tiêu xuyên suốt của ngành nông nghiệp trong nhiều năm qua là làm thế nào để phát huy hiệu quả sự hợp tác nghiên cứu và chuyển giao sản phẩm khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất. Đồng hành cùng ngành nông nghiệp, Tổng hội đã kết nối được nhiều đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, thậm chí là hội viên cá nhân với các viện nghiên cứu, các trường trong và ngoài nước. Bằng hình thức này, nhiều công nghệ, sản phẩm khoa học của các viện, trường đã được các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân áp dụng thành công.
Từ kinh nghiệm của Tổng hội NN&PTNT Việt Nam, ông Nguyễn Trí Ngọc đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự kết nối, chuyển giao công nghệ để đưa vào thực tiễn sản xuất.
Trước hết, muốn đạt hiệu quả cao, cần phải có nhiều sản phẩm tốt. Vì vậy, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ NN&PTNT cần đổi mới từ khâu xây dựng các nhiệm vụ khoa học công nghệ. Đặc biệt, cần phải có sự tham gia của doanh nghiệp trong đề xuất, kiến nghị.
Các nhà khoa học và doanh nghiệp nên đồng hành cùng nhau ngay từ đầu - lúc chỉ mới có ý tưởng cho đến khi cho ra sản phẩm cuối cùng. Trong mối quan hệ hợp tác liên kết, các bên tham gia cần đặt chữ tín lên hàng đầu.
Để đưa các sản phẩm khoa học công nghệ vào thị trường, đòi hỏi phải có mạng lưới tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, cần chú trọng đến vai trò của các tổ chức hội và hiệp hội ngành hàng. Khi thực hiện tốt công tác kết nối, sẽ phát huy được nhiều nguồn lực để đóng góp cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Dịp này, Tổng hội NN&PTNT Việt Nam cũng đã ký kết biên bản hợp tác với 3 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc nhằm triển khai các hoạt động thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững tại Việt Nam.
Các tin khác :
- VINACHEM EXPO 2024: Hướng tới phát triển xanh và bền vững ngành công nghiệp Hóa chất (28/11/2024)
- Vinachem Expo 2024 quy tụ hơn 700 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế (26/11/2024)
- Hơn 500 Doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự triển lãm Công nghiệp hóa chất Việt Nam lần thứ 20 - VINACHEM EXPO 2024 (21/11/2024)
- Tôn vinh 88 “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” (12/10/2024)
- Mở hội thảo bàn cách phôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai (23/10/2024)
- Thay đổi thời gian, địa điểm Tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững”. (16/09/2023)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam và những sự kiện nổi bật trong Qúy IV (12/09/2023)
- Mời tham dự Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững” (31/08/2023)
- Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp tại Lâm Đồng (03/08/2023)
- Tổ chức Hội nghị “Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và các sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp năm 2023” tại Lâm Đồng (11/07/2023)