Hội thảo “nâng cao hiệu quả liên kết trong phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh”

Hội thảo “nâng cao hiệu quả liên kết trong phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh”

Thứ năm, 10/10/2019, 10:05 GMT+7

Hội thảo “nâng cao hiệu quả liên kết trong phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh”

Hội thảo “nâng cao hiệu quả liên kết trong phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh”

Sáng nay, ngày 10 tháng 10 năm 2019, tại Bắc Ninh, Hội nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả liên kết trong phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh”. Tham dự và chỉ đạo Hội thảo có Ông Nguyễn Trí Ngọc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Vững – Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh cùng các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Bắc Ninh và rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tham gia.

Thực hiện Nghị quyết 15 ngày 27 tháng 04 năm 2018 của Ban chấp hành Tỉnh Ủy Tỉnh Bắc Ninh khóa 19 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, và Nghị quyết số 01/NQ-THNNVN ngày 7/9/2019 của Đại hội Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ... Sáng nay, ngày 10 tháng 10 năm 2019, tại Bắc Ninh, Hội nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao hiệu quả liên kết trong phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh”. 

 

2

 Ông Nguyễn Văn Vững – Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh Chủ trì Hội thảo.

Tại Hội thảo, Ông Nguyễn Văn Vững – Phó Chủ tịch Thường trực Hội nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh cho biết: Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong phát triển kinh tế trang trại nuôi riêng, liên kết là xu hướng tất yếu, là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Quá trình liên kết đó có những đặc điểm riêng và đóng vai trò quan trọng góp phần đảm bảo các bên cùng có lợi, làm tăng hiệu quả trong sản xuất nông sản, góp phần nâng cao hiệu quả vai trò quản lý nhà nước về kinh tế, từ đó phát huy vai trò của liên kết trong sản xuất nông nghiệp.

Liên kết nhằm mục đích phân bổ lợi ích và chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia để các tác nhân tham gia cùng nhau phát triển. Liên kết thường được phân chia thành liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân theo đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng trong khi liên kết ngang là liên kết các tác nhân, các đối tượng cùng tham gia vào hoạt động ảnh tương tự nhau ví dụ liên kết các chủ trang trại các hợp tác xã với nhau...

Mô hình liên kết dọc là mô hình chuỗi sản xuất thương mại chế biến và phân phối sản phẩm khép kín, trong mô hình này doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư - người tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và cả vai trò đảm bảo thị trường tiêu thụ,;  nông dân nhận khoán theo định mức chi phí và được hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ bản ban đầu chi phí lao động và sản xuất trên đất.... Hoặc mô hình nông dân góp cổ phần với doanh nghiệp bằng giá trị quyền sử dụng đất. Trường hợp này doanh nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc đầu tư giống, vốn, khoa học kỹ thuật và tổ chức quản lý dự án; người nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp và trở thành những cổ đông được chia cổ tức hoặc tuyển dụng người lao động làm công ăn lương, nông dân tham gia vào các công đoạn sản xuất và nhận tiền lương khi lao động.

Liên kết ngang là liên kết giữa những người sản xuất các chủ trang trại các đơn vị kinh doanh với nhau ... điển hình là mô hình các chủ trang trại các hợp tác xã.

Để sản xuất nông nghiệp bền vững thì sản xuất theo chuỗi giá trị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhất là nước ta đang hội nhập sâu rộng với quốc tế, sản phẩm nông nghiệp hướng tới xuất khẩu... do đó đó từng người dân, chủ trang trại hoặc hợp tác xã nhỏ lẻ không thể tự thực hiện được chuỗi sản xuất và tiêu thụ ở ở thị trường quốc tế mà phải liên kết giữa các nông hộ dưới tổ chức hợp tác và sau đó liên kết và kết nối với các doanh nghiệp thì mới có thể đủ năng lực đưa sản phẩm Việt Nam ra thị trường quốc tế và giá trị cho mỗi sản phẩm nông nghiệp ngày một được cải thiện.

Trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp gồm nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và coi đó là mô hình ưu việt nhằm gắn sản xuất chế biến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững tiến đến sản xuất hàng hóa quy mô lớn hiện đại. Với nhiều cố gắng nỗ lực thời gian qua liên kết 4 nhà tạo những chuyển biến tích cực giúp người nông dân và các chủ trang trại phát triển sản xuất cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao có thương hiệu bước đầu tạo nền tảng liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân dân bảo đảm đầu ra cho nông dân và từ đó các trang trại có thị trường ổn định.

Thực tế tại tỉnh Bắc Ninh, các mô hình liên kết còn nhiều hạn chế. Nhưng được sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền địa phương,  quá trình triển khai thực hiện liên kết và mối liên kết vẫn đạt kết quả tương đối,... Tuy nhiên, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân và các chủ trang trại vẫn chưa bền vững, chưa gắn kết được trách nhiệm và quyền lợi của các bên với nhau đồng thời hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp với nông dân và chủ trang trại chưa chặt chẽ; các cơ quan quản lý nhà nước chưa đóng vai trò chỉ đạo và trọng tài để xử lý khi xảy ra vi phạm hợp đồng giữa các bên,... Vì vậy thời gian qua còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp và nông dân chủ trang trại phá vỡ hợp đồng khi có biến động về giá giá thị trường tiêu thụ.

 

4

Quảng cảnh buổi Hội thảo  “Nâng cao hiệu quả liên kết trong phát triển kinh tế trang trại tỉnh Bắc Ninh”

 

Bên cạnh đó tình trạng sản xuất nhỏ lẻ manh mún thiếu vốn tập quán canh tác theo truyền thống lạc hậu, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật, trình độ năng lực quản lý kinh tế của các chủ trang trại các hợp tác xã các doanh nghiệp còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu .... cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện liên kết.

Tại Hội thảo, Các đại biểu tham gia cũng đã đưa ra một số vấn đề trọng tâm để mối liên kết chuỗi giá trị trong nông nghiệp ngày một phát huy hiệu quả, bao gồm:

 Thứ nhất: Về thực trạng và những giải pháp để liên kết trong trong phát triển kinh tế trang trại vào thực chất phát triển bền vững và có hiệu quả;

Thứ hai: Về chính sách của nhà nước về đất đai về quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kinh tế kỹ thuật cho vùng;

Thứ ba: Về đề xuất những chính sách hỗ trợ bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật kiến thức quản lý đối với các chủ trang trại hỗ trợ vốn vay đầu tư cho phát triển kinh tế trang trại và kinh tế vườn tỉnh Bắc Ninh

Thứ tư: Về vai trò của doanh nghiệp trong mối quan hệ liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh;

Thứ năm: Về chính sách về khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế trang trại gia trại

Thứ sáu: Về cơ chế nào để mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Thứ 7: Về những biện pháp nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội và ý thức tôn trọng pháp luật của các bên trong liên kết sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm...

 

 


Người viết : Tổng hợp