Hội thảo “ứng dụng công nghệ sinh học – giải pháp cho phát triển nông nghiệp bền vững”
Thứ hai, 04/12/2017, 10:52 GMT+7
Phát biểu tại Hội thảo, Tiễn sỹ Nguyễn Trí Ngọc - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho rằng:
Từ năm 1996, công nghệ sinh học là một trong những giải pháp được 29 quốc gia lựa chọn để giải quyết vấn đề lương thực. Trên cơ sở vai trò to lớn của công nghệ sinh học đối với cuộc sống. Đảng đã coi phát triển công nghệ sinh học là nhiệm vụ rất quan trọng. Ngày 4/3/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 50-CT/Trung ương về việc đẩy mạnh phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Vậy công nghệ sinh học là gì? Hiểu một cách đơn giản, công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng sinh vật sống kết hợp quy trình và thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất ở quy mô công nghiệp với các sản phẩm sinh học phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển công nghệ sinh học hướng đến mục tiêu: Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và mang lại hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt cho nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các nông sản hàng hóa, tăng nhanh tỷ lệ nông - lâm - thủy sản chế biến xuất khẩu, tiến tới tự cung cấp được nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bệnh, tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường. Phát triển công nghệ sinh học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; xây dựng nền công nghệ sinh học thành một ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao, sản xuất được một số sản phẩm chủ lực và đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế quốc dân. Tạo ra phong trào ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi trong nông nghiệp và nông thôn.
Ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong lĩnh vực nông nghiệp được coi là giải pháp đột phá xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay việc ứng dụng CNSH vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Nói về Công nghệ sinh học thời hiện đại, Giáo sư tiến sỹ Lê Huy Hàm - Nguyên Viện trưởng Viện di truyền nông nghiệp cho biết: Công nghệ sinh học hiện đại bao gồm các lĩnh vực: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ enzym/protein và CNSH môi trường. Nói tới ứng dụng CNSH trong nông nghiệp là việc sử dụng các kỹ thuật như: Kỹ thuật cấy mô, kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền.
Phương pháp cấy mô đã được áp dụng từ lâu bởi những nhà trồng hoa và các nhà chọn giống. Tuy nhiên, ngày nay với tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cấy mô người ta có thể sản xuất giống trong phòng thí nghiệm để đưa ra sản xuất nhanh chóng hơn nhiều lần phương pháp truyền thống. Trong 01 năm, với một cây hồng gốc người ta có thể sản xuất ra 130.000 cây hồng, trong khi với phương pháp đâm cành chỉ có thể cho tối đa 50 cây. Như vậy, công nghệ này đã giúp năng suất lao động của người nông dân tăng lên 2.500 lần.
Tham dự Hội thảo còn có đại diện các doanh nghiệp đã và đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam như Công ty CP dược vật tư thú y (HANVET), Tập đoàn Syngenta, Tập đoàn Nam Hưng... Đại đa số các doanh nghiệp đều cho rằng: CNSH là giải pháp cho một nền nông nghiệp tiên tiến và là giải pháp quan trọng trong thực hiện tái cấu trúc ngành nông nghiệp Việt Nam.
(Ban tổ chức cùng một số khách mời chụp ảnh lưu niệm)
Các tin khác :
- VINACHEM EXPO 2024: Hướng tới phát triển xanh và bền vững ngành công nghiệp Hóa chất (28/11/2024)
- Vinachem Expo 2024 quy tụ hơn 700 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế (26/11/2024)
- Hơn 500 Doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự triển lãm Công nghiệp hóa chất Việt Nam lần thứ 20 - VINACHEM EXPO 2024 (21/11/2024)
- Tôn vinh 88 “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” (12/10/2024)
- Mở hội thảo bàn cách phôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai (23/10/2024)
- Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp: Cần sợi dây kết nối (01/10/2024)
- Thay đổi thời gian, địa điểm Tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững”. (16/09/2023)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam và những sự kiện nổi bật trong Qúy IV (12/09/2023)
- Mời tham dự Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững” (31/08/2023)
- Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp tại Lâm Đồng (03/08/2023)