Họp Ban Thường vụ sơ kết công tác sáu tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2017
Thứ năm, 20/07/2017, 22:25 GMT+7
Nội dung cuộc họp:
I. Sơ kết hoạt động của Tổng hội 6 tháng đầu năm 2017.
1. Công tác phát triển hội viên của Tổng hội tiếp tục được duy trì và phát triển. Sáu tháng đầu năm 2017, Tổng hội đã kết nạp được 7 hội viên, trong đó có 1 hiệp hội và 6 doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đưa số cơ quan, doanh nghiệp là hội viên của Tổng hội lên 77 đơn vị, hội viên cá nhân là 123 người.
2. Công tác thông tin, truyền thông tiếp tục được duy trì, phát triển.
Tạp chí Nông thôn Việt xuất bản thường xuyên đều đặn 1 tháng/1 số, ngày càng định hình về chủ đề và bạn đọc, được bạn đọc đánh giá là 1 tạp chí chuyên nghiệp, chất lượng ngày càng được nâng cao rõ rệt cả về hình thức và nội dung, tuy số lượng phát hành có giảm so với cùng kỳ. Đến nay Tạp chí Nông thôn Việt đã ra được 17 số, nguồn thu từ quảng cáo có tăng, nhưng chưa đủ để trang trải các chi phí.
Ngày 24/12/2016 Tạp chí điện tử Nông thôn Việt đã chính thức ra mắt và hoạt động. Bước đầu đã thay đổi 1 số chuyên mục, nên số lượng người truy cập tăng so với thời kỳ còn là trang tin Điện tử Nông thôn Việt.
3. Tổng hội lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương và quyết liệt hoàn thành các công việc của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Nông thôn mới” xong trước ngày 31/3/2017 để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức nghiệm thu. Đề tài đã hoàn thành các sản phẩm và nội dung theo như Hợp đồng đã ký với Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới.
4. Xây dựng nội dung kế hoạch trình Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt kế hoạch tập huấn đào tạo nguồn nhân lực về công tác khuyến nông phục vụ xây dựng nông thôn mới, Tổng hội đã mở được 3 lớp tập huấn, trong đó 1 lớp ở tỉnh Quảng Trị và 2 lớp ở tỉnh Nghệ An.
5. Tiếp tục đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới 01 đề tài nghiên cứu khoa học.
6. Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã chủ động và tích cực tham gia về công tác tư vấn, giám định và phản biện xã hội đối với các chính sách về nông nghiệp phát triển nông thôn có liên quan tới quyền lợi của hội viên và của ngành.
6.1 Trong tháng 6 đầu năm Tổng hội tiếp tục tham gia tư vấn, góp ý và phản biện vào các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo như: Nghị định về quản lý phân bón; Nghị định về phát triển ngành nghề nông thôn; Luật lâm nghiệp; Luật thủy sản và đặc biệt đã tham gia cùng xây dựng, góp ý và phản biện về những nội dung sửa đổi, hoàn thiện về Nghị định chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đây là vấn đề có ý nghĩa và là nội dung quan trọng trong quá trình cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn nông thôn, tiếp tục tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
6.2 Tổ chức tọa đàm có chủ đề về “Tích tụ ruộng đất, được và mất” vào ngày 29/5/2017 tại thành phố Hồ Chí Minh. Buổi tọa đàm đã diễn ra thành công với sự tham gia đại diện của cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp, luật gia và đại diện nông dân của một số địa phương, cùng các đại diện của các cơ quan báo, đài tại thành phố Hồ Chí Minh. Các ý kiến tham gia đã được tập hợp và chuyến đến Chủ tịch Tổng hội để tham gia, tham luận trong Hội nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ họp ngày 19 tháng 6 năm 2017 tại Văn phòng Chính phủ với 3 nhóm giải pháp: về chính sách đất đai; Thủ tục hành chính và những điều kiện hỗ trợ đầu tư đảm bảo nguồn lực để thực hiện chính sách.
6.3 Tích cực tham gia các hoạt động vào các hội thảo khoa học như Hội thảo Khoa học kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; Hội thảo Khoa học Ứng dụng Khoa học Công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp; Hội thảo Khoa học về phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam; Hội thảo phát triển nông nghiệp, chất lượng hiệu quả tại Việt Nam… Nhìn chung những đóng góp của Tổng hội phù hợp với thực tiễn, với yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp về chương trình xây dựng nông thôn mới.
7. Công tác hợp tác Quốc tế: Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác Quốc tế của Tổng hội với nhiều tổ chức Quốc tế như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ và Pháp.
Tổng hội đã tổ chức được 02 đoàn doanh nghiệp là thành viên của Tổng hội đi dự Hội thảo kết hợp với tham quan, học tập tại Mỹ.
- Đoàn thứ nhất đi dự Hội thảo về Ứng dụng Công nghệ thông tin trong phát triển nông nghiệp xanh trên địa bàn toàn cầu trong thời gian từ ngày 05/4/2017 đến 15/4/2017.
- Đoàn thứ hai đi dự Hội thảo về sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Hoa Kỳ thời gian từ 23/6/2017 đến 05/7/2017.
Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã phối hợp với Hiệp hội Khoai tây Pháp tổ chức được 01 đoàn doanh nghiệp là thành viên của Tổng hội đi dự Hội thảo Quốc tế về phát triển khoai tây chất lượng cao.
Tóm lại, đây là những hoạt động hợp tác quốc tế đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với những công nghệ mới, những thị trường đầy tiềm năng để phát triển nông nghiệp Việt Nam theo hướng hữu cơ an toàn và bền vững.
Toàn cảnh cuộc họp
II. Triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm,
1. Tiếp tục tuyên truyền và vận động kết nạp thêm nhiều hội viên vào Tổng hội.
2. Lãnh đạo chỉ đạo quyết liệt đơn vị tư vấn, thư ký đề tài khẩn trương hoàn chỉnh các công việc còn lại của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng Nông thôn mới” phục vụ công tác nghiệm thu và xét duyệt quyết toán của đề tài.
3. Tiếp tục triển khai 7 lớp tập huấn đào tạo nguồn nhân lực về công tác khuyến nông phục vụ xây dựng nông thôn mới ở các tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Lạng Sơn, Lào Cai.
4. Nhanh chóng khẩn trương làm các thủ tục theo đúng quy định 2 đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện cơ chế chính sách vệ sinh môi trường nông thôn” và “Mỗi làng 1 sản phẩm”, nếu được Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giao nhiệm vụ.
5. Duy trì và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền và truyền thông kịp thời đưa các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, nhà nước và của ngành tới các doanh nghiệp trong ngành và nông dân trong cả nước. Kịp thời phát hiện các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc để tôn vinh nhằm nhân rộng những mô hình, tổ chức, cá nhân điển hình trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông nghiệp, các chủ trang trại xây dựng thương hiệu nông sản sạch, an toàn. Tổ chức có hiệu quả Lễ tôn vinh thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2017 và triển lãm về các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Tiếp tục tạo điều kiện để mở rộng mạng lưới, tăng số lượng tiêu thụ ấn phẩm Tạp chí Nông thôn Việt và khối lượng quảng cáo đủ tự trang trải chi phí.
6. Tiếp tục tham gia vào công tác xây dựng, phản biện xã hội đối với các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp - phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới nói riêng. Tổ chức 3 cuộc tọa đàm, hội thảo. Trong đó có 01 cuộc tọa đàm về thủy lợi phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu và 02 Hội thảo về nông nghiệp công nghệ cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Vĩnh Phúc.
7. Duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác của Tổng hội với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho Tổng hội và cho đất nước. Trước tiên vẫn tập trung ưu tiên với Tập đoàn phát triển nông thôn Hàn Quốc, với Hội nông dân các nước Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) với Hội Nông dân Trung Quốc - Asean và Hiệp hội Nông nghiệp Đông Á - Asean gồm 23 quốc gia khu vực.
8. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổng hội với các hội viên thành viên theo hướng chuyên ngành, chuyên sâu gắn với phối hợp hợp tác, tạo được sức mạnh tổng hợp thông qua việc tổ chức hội nghị giao lưu giữa Tổng hội với các thành viên là doanh nghiệp để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng cũng như những khó khăn của doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay. Từ đó có các kiến nghị lên các cơ quan có liên quan xử lý, giải quyết. Tập trung củng cố Công ty Cổ phần Truyền thông Nông thôn Việt đảm bảo hoạt động theo pháp luật và có hiệu quả.
9. Tạp chí Nông thôn Việt tiếp tục đẩy mạnh Chương trình từ thiện cầu giao thông Nông thôn, phấn đấu đến cuối năm 2017 đưa tổng số cầu vào sử dụng từ 20 - 25 cầu.
III. Bổ nhiệm nhân sự và kết nạp hội viên mới.
1. Bổ nhiệm nhân sự: Trong cuộc họp, Ban thường vụ đã nhất trí Bổ sung thêm 02 Phó Tổng thư ký là Ông Nguyễn Văn Thân và Ông Nguyễn Đức Quang, đồng thời Bổ nhiệm Ông Nguyễn Đức Quang là Trưởng đại diện Văn phòng miền nam của Tổng hội nông nghiệp và PTNT Việt Nam
2. Kết nạp hội viên mới: Ban thường vụ đã nhất trí kết nạp thêm 1 cá nhân và 2 đơn vị vào Tổng hội bao gồm:
- Ông Phạm Công Dũng – Nguyên Trưởng phòng Thương mại, Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối – Bộ nông nghiệp và PTNT;
- Công ty TNHH Dư Hoài. Địa chỉ: Số 118 Quốc lộ 1A, phường 7, Thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
- Công ty Cổ phần Dạy nghề Nhân đạo Sinh Lộc tại Hòa Bình. Địa chỉ: Đường trục chính, cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Các tin khác :
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp (10/12/2024)
- Chuẩn bị Đại hội Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhiệm kỳ III (2024 - 2029) (04/06/2024)
- Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024 (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam kết nạp thêm hội viên mới (18/03/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam kết nạp thêm 2 hội viên tập thể (12/03/2024)
- Lễ trồng cây tại Farm Lạc Thủy, Hòa Bình (02/03/2024)
- Bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Tổng hội (09/01/2024)
- THƯ CẢM ƠN (30/10/2023)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam kỷ niệm 10 năm thành lập (25/10/2023)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam kết nạp thêm 2 hội viên mới (20/09/2023)