Rau cần nước Hoàng Lương - Triển vọng Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2018
Thứ ba, 05/12/2017, 21:27 GMT+7
Huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang đã thành lập và phát triển mô hình sản xuất rau cần theo tiêu chuẩn VietGAP đầu tiên tại xã Hoàng Lương với mong muốn tạo nên những vựa rau sạch, cho năng suất cao.
Rau cần vốn được trồng tại xã Hoàng Lương từ những năm 90 của thế kỷ trước, song chỉ một vài năm trở lại đây, nhờ bà con thay đổi thói quen và phương thức canh tác, nó mới trở thành loại rau thương phẩm chủ lực của địa phương. Để có được những vựa rau cần sạch, từ lúc chọn giống, chuẩn bị ruộng cho đến khi được đóng gói thành phẩm và đưa đi tiêu thụ, toàn bộ đều phải tuân theo quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
(Mô hình trồng rau Cẩn theo hướng VietGap tại xã Hoàng Lương - Hiệp Hòa - Bắc Giang)
Cụ thể, ở khâu chọn giống, bà con địa phương tự sản xuất nguồn giống bằng việc tách chiết phần gốc rễ của cây rau vụ trước để nhân giống cho vụ sau. Khi cây lên đủ chiều cao thì đem đi cấy. Trước ngày gieo trồng, ruộng phải được làm sạch, rắc vôi bột khử trùng nhằm tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho cây con. Nguồn nước và đất trồng phải được Sở Nông nghiệp tỉnh Bắc Giang công nhận an toàn và không nhiễm độc.
Trong quá trình chăm sóc, bà con thường xuyên đến thăm ruộng và dùng sổ ghi chép lại toàn bộ quá trình phát triển của rau. Để phòng trừ sâu bệnh, bà con sử dụng hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật sinh học, đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường. Sau khi sử dụng thuốc, những ruộng rau này sẽ được cắm biển "Mới phun thuốc bảo vệ thực vật" để xác định thời gian cách ly an toàn cho rau.
Ngoài ra, các loại phân vi sinh được ưu tiên bón cho rau với liều lượng xác định, không lạm dụng. Trước khi thu hoạch khoảng 12-15 ngày, bà con dừng toàn bộ các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật nhằm giúp tiêu hao toàn bộ dư lượng thuốc và kim loại nặng trong rau.
Sau khoảng 1,5-2 tháng cấy hái và chăm sóc, người nông dân bắt đầu thu hoạch rau cần. Trước khi được đưa đi tiêu thụ, rau được sơ chế 2 lần. Lần đầu, người dân thu hái, lọc rửa rau ngay tại đồng ruộng. Sau đó, rau lại tiếp tục được cắt tỉa thêm một lần nữa tại hợp tác xã và đóng gói trước khi xuất đi. Rau thương phẩm đóng gói phải đảm bảo độ dài 50-60 cm, thân trắng nõn, mập, lá xanh mướt, không bị bệnh.
(Ruộng rau cần xanh mướt của bà con Hoàng Lương đang trong mùa thu hoạch)
Hiện nay, trên địa bàn huyện Hoàng Lương có khoảng 10ha diện tích đất trồng rau cần được chứng nhận VietGAP. Dự kiến, đến cuối năm 2016, tổng số diện tích sẽ tăng lên 30ha nhằm đáp ứng nhu cầu rau sạch của người dân các tỉnh lân cận.
Đầu năm 2014, Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận "Chỉ dẫn địa lý" cho thương hiệu "Rau cần Hoàng Lương". Vừa qua, hơn 20 tấn rau cần của người dân cũng được xuất sang thị trường Hàn Quốc. Điều này chứng tỏ thương hiệu rau cần nước Hoàng Lương đảm bảo chất lượng và có cơ hội phát triển thành một trong những Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2018.
Các tin khác :
- Thư mời tham quan Triển lãm Quốc tế chuyên ngành Thực phẩm – Đồ uống & Thiết bị Công nghệ chế biến, bao bì thực phẩm, đồ uống lần thứ 28 - Vietfood & Beverage – Propack Vietnam 2024 (22/07/2024)
- Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hóa chất Việt Nam Vinachem Expo 2023 (13/11/2023)
- Triển lãm Vinachem Expo 2023 (21/08/2023)
- Supe Phốt phát và hóa chất Lâm Thao vừa ra mắt 6 loại phân bón làm nóng thị trường phân bón Việt Nam (03/02/2023)
- Sắp tổ chức Lễ công bố và vinh danh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam, năm 2022” (05/07/2022)
- Trao quyết định Hội viên tập thể cho Công ty Cp dược phẩm Phúc Thành An (18/12/2020)
- Gạo Bảo Minh đánh dấu mốc 25 năm xây dựng và phát triển (31/10/2020)
- Danh sách mạnh thường quân đồng hành cùng Tạp chí Nông thôn Việt hỗ trợ đồng bào miền Trung (23/10/2020)
- Hai sản phẩm Vedagro và Vedafeed của Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam Vedan đạt giải thưởng 'Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2019' (10/09/2019)
- NƠI ẤP Ủ TÌNH YÊU HẠT CÀ PHÊ ĐẾN SỰ RA ĐỜI THƯƠNG HIỆU L’AMANT (02/05/2019)