Thực trạng, thách thức trong quản lý và sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam
Thứ năm, 30/08/2018, 09:48 GMT+7
Chiều ngày 28/08/2018 tại Hà Nội Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức Hội thảo Khoa học “Thực trạng, thách thức trong quản lý và sử dụng thuốc trừ cỏ tại Việt Nam”. Hội thảo nhận được sự quan tâm của các nhà quản lý, các chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, doanh nghiệp sản xuất nông sản và hơn 30 cơ quan truyền thông báo chí.
Tại Hội thảo, các chuyên gia khẳng định: Tại Việt Nam tỷ lệ sử dụng thuốc BVTV còn cao
Theo đó, với 2kg/ha/năm, khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sử dụng trên 1ha cây trồng/năm ở Việt Nam cao hơn hẳn một số nước trong khu vực như Thái Lan, Bangladesh, Senegan.
Ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều và khó kiểm soát.
Đại biểu tham dự Hội thảo tập trung lắng nghê phần trình bày của các Diễn giả, chuyên gia.
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, trung bình khoảng 5 năm trở lại đây, mỗi năm Việt Nam chi khoảng 500-700 triệu USD để nhập khẩu nguyên liệu và thuốc trừ sâu từ Trung Quốc. Trong số này, chiếm 48% là thuốc trừ cỏ (19.000 tấn), còn thuốc trừ sâu và trừ bệnh chiếm khoảng 32% (16.400 tấn), ngoài ra còn một lượng thuốc điều hòa sinh trưởng khoảng 900 tấn. Thuốc trừ cỏ dùng trên mọi đối tượng cây trồng, trong đó dùng trên lúa là nhiều nhất.
Ông Hùng viện dẫn số liệu của Viện Tài nguyên môi trường quốc tế nêu rõ: Khối lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật trên 1ha cây trồng/năm ở Việt Nam cao hơn hẳn một số nước trong khu vực. Cụ thể, con số này ở Việt Nam là 2kg/ha, trong khi tại Thái Lan là 1,8kg/ha, Bangladesh là 1,1kg/ha và Senegan chỉ là 0,2kg/ha.
“Thuốc trừ cỏ hiện nay vẫn chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, giúp cải thiện sức lao động cho người nông dân. Tuy nhiên, ngày càng xuất hiện tình trạng lạm dụng thuốc trừ cỏ đem đến nhiều hệ lụy tác hại cho sản xuất, môi trường, sức khỏe cộng đồng, đe dọa sự phát triển bền vững của nông nghiệp. Vì vậy, tăng cường quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc trừ cỏ là một yêu cầu đặc biệt cấp bách hiện nay”, ông Hùng nhấn mạnh.
Xung quanh câu chuyện sử dụng thuốc trừ cỏ của Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nhận định thuốc trừ cỏ có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nếu không có tác động của các biện pháp bảo vệ thực vật, sâu bệnh hại và cỏ dại có thể làm giảm năng suất cây trồng 70-75%, trong đó riêng cỏ dại làm giảm năng suất 40-45%.
Hiện nay, danh mục thuốc trừ cỏ được phép sử dụng tại Việt Nam gồm 234 hoạt chất và hỗn hợp các hoạt chất với 713 tên thương phẩm.Trong số các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ cỏ hóa học được sử dụng với khối lượng nhiều và phổ biến nhất do chi phí thấp, hiệu lực sinh học cao.
Ông Hồng đánh giá: Những năm gần đây, lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng trong sản xuất có xu hướng ngày càng tăng. Pháp luật về quản lý thuốc trừ cỏ đã khá đầy đủ, đồng bộ, hài hòa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, công nghệ để phân tích, kiểm định chất lượng về thuốc bảo vệ thực vật cũng từng bước được nâng cao.
Tuy nhiên, sản xuất của Việt Nam còn nhỏ, manh mún, hiểu biết của người sử dụng thuốc còn hạn chế. Người nông dân hiện vẫn đang sử dụng thuốc dựa vào thói quen. Trong khi đó, số lượng cửa hàng và người buôn bán thuốc còn quá nhiều, điều kiện kinh doanh còn lỏng lẻo, lực lượng thanh tra mỏng.
Đại diện một doanh nghiệp nước ngoài phát biểu về ảnh hưởng của GLYPHOSATE đến sức khỏe con người.
Bên cạnh đó, vai trò của chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc buôn bán, sử dụng thuốc trên địa bàn quản lý chưa được quan tâm và phát huy đúng mức.
Loại bỏ khỏi danh mục thuốc độc hại
Để quản lý, sử dụng thuốc trừ cỏ một cách hiệu quả, theo ông Hồng, ngoài việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý thuốc theo hướng chặt chẽ, đủ sức răn đe, có thể áp dụng kỹ thuật camera giám sát việc sử dụng thuốc trên đồng ruộng để phát hiện vi phạm và xử lý nghiêm.
“Bên cạnh đó, cùng với loại bỏ các thuốc độc hại cần bố trí kinh phí và thực hiện việc đánh giá, phát hiện các thuốc kém chất lượng, hiệu lực thấp để có cơ sở khoa học và thực tiễn loại bỏ khỏi Danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam”, ông Hồng nói.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Văn Hưng, Chuyên viên Chính, Vụ Nông nghiệp (Văn phòng Chính phủ) kiến nghị, cần sớm xây dựng chiến lược sử dụng thuôc bảo vệ thực vật Việt Nam trong 10-15 năm tới nhằm giảm nguy cơ, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Trên cơ sở Luật bảo vệ thực vật và kinh doanh thực vật sẽ được ban hành cần có Nghị định và thông tư mới riêng về quản lý, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong đó cần có quy định cụ thể về xây dựng, ban hành và sử dụng danh mục thuốc bảo vệ thực vật; hạn chế số lượng hoạt chất trong Danh mục, rất hạn chế các loại hoạt chất hỗn hợp, hạn chế số tên sản phẩm cho một hoạt chất; tăng tỷ lệ thuốc sinh học lên 30-40% trong 5-7 năm tới…
Thuốc nhập khẩu phải có phiếu xác nhận xuất xứ, phù hợp với hồ sơ đăng ký; tăng thuế nhập khẩu với các loại thuốc thuộc diện không khuyến khích sử dụng, miễn thuế đối với loại thuốc khuyến khích sử dụng, thân thiện môi trường, ít độc hại; định kỳ 3 năm/lần cần rà soát lại sản phẩm, loại bỏ các loại thuốc không hoặc chưa sử dụng trên thị trường, thuốc đã bộc lộ nhiều nhược điểm, hạn chế.
Một số chuyên gia nêu quan điểm, cần có lộ trình giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng từ nay đến 2020, giảm 30-40% mỗi năm, đặc biệt trên lúa, rau, chè, quả, vùng nông sản xuất khẩu; giảm số lượng hoạt chất trong danh mục 30-40%, số sản phẩm thương mại cho một hoạt chất; nâng tỷ lệ thuốc sinh học, thuốc thân thiện với môi trường lên 40-60% từ nay đến năm 2020…
Các tin khác :
- VINACHEM EXPO 2024: Hướng tới phát triển xanh và bền vững ngành công nghiệp Hóa chất (28/11/2024)
- Vinachem Expo 2024 quy tụ hơn 700 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam và Quốc tế (26/11/2024)
- Hơn 500 Doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham dự triển lãm Công nghiệp hóa chất Việt Nam lần thứ 20 - VINACHEM EXPO 2024 (21/11/2024)
- Tôn vinh 88 “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” (12/10/2024)
- Mở hội thảo bàn cách phôi phục sản xuất nông nghiệp sau thiên tai (23/10/2024)
- Chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp: Cần sợi dây kết nối (01/10/2024)
- Thay đổi thời gian, địa điểm Tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững”. (16/09/2023)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam và những sự kiện nổi bật trong Qúy IV (12/09/2023)
- Mời tham dự Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của ngành phân bón và bảo vệ thực vật trong chuỗi giá trị nông sản theo hướng phát triển bền vững” (31/08/2023)
- Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp tại Lâm Đồng (03/08/2023)