Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam làm việc với Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Thủy sản Bồ đề Bạc Liêu
Chủ nhật, 17/02/2019, 12:02 GMT+7
Phát biểu tại buổi làm việc, Ông Nguyễn Trí Ngọc – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhận định: Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế nông thôn cũng như mối quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp; Trong hội nhập kinh tế quốc tế, việc đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo điều kiện để nông sản Việt Nam vươn ra thế giới. Đây là cơ sở chủ yếu đảm bảo cho thắng lợi của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đưa nước ta vững bước trên con đường phát triển.
Bà Nguyễn Thị Hằng – Chủ tịch HĐQT/TGĐ Công ty CP Thủy sản Bồ đề Bạc Liêu nêu quan điểm: Hiện nay nước ta sản xuất nông nghiệp còn manh mún, quy mô nhỏ. Đầu tư cho nông nghiệp còn thấp, ứng dụng khoa học công nghệ còn chậm, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thị trường tiêu thụ nông sản còn thiếu ổn định; Lĩnh vực nông nghiệp sẽ không thể phát triển bền vững nếu không tập trung tái cấu trúc ngành, lĩnh vực, sản phẩm nông nghiệp, gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, gắn với điều kiện phát triển của từng vùng, từng địa phương, gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đồng thời Người nông dân cần có những thay đổi trong tư duy và hành động để có thể làm chủ được công nghệ, làm chủ được nền nông nghiệp hiện đại… Từ đó Công ty CP Thủy sản Bồ đề Bạc Liêu sáng kiến xây dựng Đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân.
QUANG CẢNH BUỔI LÀM VIỆC
Bà Hằng cho biết thêm, hiện nay Đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân đã được Công ty CP Thủy sản Bồ đề Bạc Liêu triển khai tại một số tỉnh miêền tây nam bộ như Bạc Liêu, Cà Mau, …
A. THỰC TRẠNG HIỆN NAY:
- Nông dân sản xuất ra NÔNG SẢN mà không biết bán cho ai?
- Xuất khẩu số lượng lớn: tôm, cá, gạo, cà phê, chè, hồ tiêu, cá ba sa, … mà không có thương hiệu.
- Giá thành nông sản xuất khẩu của nước ta luôn thấp hơn các nước.
- Chất lượng nông sản thấp và không đồng đều.
- Môi trường sản xuất nông nghiệp đất đai, mặt nước, ngày càng ô nhiễm nặng nề.
B. NGƯỜI NÔNG DÂN CHUYÊN NGHIỆP:
1. Phải nhận thức rõ vai trò của họ khi tham gia nền kinh tế thị trường họ đóng vai trò là người CÔNG NHÂN trên ao, hồ, đồng ruộng, họ là người sản xuất ra HÀNG HOÁ chứ không đơn thuần chỉ là người sản xuất ra nông sản như người nông dân truyền thống trong thời kỳ bao cấp.
2. Phải biết rõ mình sản xuất ra hàng hóa gì? Bán cho ai? Số lượng là bao nhiêu? Giá thành thế nào? Lợi nhuận bao nhiêu?
3. Phải tổ chức sản xuất ra HÀNG HOÁ theo quy trình, có bao bì, tem nhãn, mã vạch nhận diện thương hiệu truy xuất nguồn gốc sản phẩm và phải chịu trách nhiệm về chất lượng với người tiêu dùng.
4. Phải chủ động liên kết để tạo thành các hợp tác xã kiểu mới hoặc công ty để tích tụ ruộng đất tạo thành vùng nguyên liệu đủ lớn để sản xuất ra hàng hóa đồng đều về chất lượng, giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh.
5. Phải biết ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, giảm tối đa phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật áp dụng quy trình sản xuất sinh học Bồ Đề 688, VietGAP, … đáp ứng được mục tiêu giảm 50 - 70% lượng phân vô cơ, giảm 70 -100% thuốc bảo vệ thực vật “thực hành sản xuất nông nghiệp sạch, giảm khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng”.
6. Phải biết sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp như máy đo Bồ Đề 688 for in one: đo pH, N – P – K, moisture, máy đo độ mặn, đo oxy đáy hồ, … từ đó giúp họ chủ động hơn trong việc bón phân sinh học Bồ Đề 688, sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi Mother Water (cho ao nuôi thủy hải sản, cho cây trồng theo nhu cầu sinh trưởng của từng thời kỳ, không thừa, không thiếu, đem lại năng suất và chất lượng tốt nhất), quản lý chất lượng nước hồ nuôi tôm cá.
7. Phải biết được 60% người Nhật Bản trong độ tuổi lao động đang làm việc 10h/1 ngày; Còn chúng ta đang làm việc bao nhiêu giờ/ngày? Và một năm 360 ngày chúng ta làm việc được bao nhiêu ngày?
8. Phải chủ động tìm kiếm những giống cây tốt, con tốt, giá trị kinh tế cao, khó tính - khó chăm sóc, đòi hỏi kỹ thuật cao cần nhiều công chăm sóc. Từ đó sẽ giải phóng sức lao động và nâng cao trình độ sản xuất đáp ứng được yêu cầu của Nền kinh tế thị trường.
9. Đó là những điều kiện cần thiết để đảm bảo cho người nông dân của chúng ta Chủ Động tham gia vào nền kinh tế thị trường và là cơ sở để xây dựng thương hiệu hàng hóa cho nông sản Việt Nam ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Hạn chế tình trạng cung nhiều hơn cầu dẫn đến tình trạng nhà nước phải tham gia giải cứu, làm giảm tư duy chủ động của người dân và doanh nghiệp khi tham gia nền Kinh tế thị trường;
C. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN CHUYÊN NGHIỆP HÓA NGƯỜI NÔNG DÂN
- Đào tạo “người nông dân chuyên nghiệp” chủ động trong sản xuất nông nghiệp biết lựa chọn giống tốt, phân bón tốt, chăm sóc cây đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát được chất lượng đất, chất lượng nước, bón phân đúng theo nhu cầu dinh dưỡng đa, trung, vi lượng mà đất thiếu giúp cải tạo hiệu quả đất đai chai cứng bạc màu, ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ, nhiễm phèn, nhiễm mặn, làm cho cân bằng độ pH trong đất và nước, làm tơi xốp, màu mỡ và giàu dinh dưỡng.
- Tham gia vào việc sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, an toàn, bảo vệ môi trường bằng việc sử dụng phân bón sinh học công nghệ cao Bồ Đề 688 tại các tỉnh của Việt Nam.
- Hạ giá thành giảm chi phí phân bón từ 30 - 50%, đặc biệt hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học tăng thu nhập so với canh tác truyền thống 30% cho người sản xuất nông nghiệp, phục vụ chương trình phát triển Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn.
D. MỤC TIÊU CỤ THỂ:
1. Xác định được hiệu quả của việc đào tạo “Người nông dân chuyên nghiệp”
2. Xác định được tác dụng, hiệu quả của việc sử dụng các thiết bị điện tử trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
3. Giúp người nông dân thiết kế đáy hồ nuôi tôm đúng khoa học kỹ thuật, giúp con tôm phân bố đều trên diện tích mặt hồ và sử dụng sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi Mother Water cải tạo đáy ao, cải tạo nguồn nước ô nhiễm đạt hiệu quả cao nhất, giúp con tôm sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, giảm chi phí đầu tư, nâng cao năng xuất, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân;
Phát huy được tác dụng của sản phẩm bổ xung vào môi trường nuôi Mother Water với tất cả các loại thủy hải sản, các loại cây trồng chính trên đất canh tác của tỉnh, đặc biệt là cải tạo đất, nguồn nước…
4. Đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội của phân bón công nghệ sinh học Bồ Đề 688, sản phẩm bổ sung vào môi trường nuôi Mother Water đối với các loại thủy hải sản, các loại cây trồng cho ra sản phẩm sạch, chất lượng cao không chứa dư lượng nitorat và thuốc bảo vệ thực vật, các loại thuốc hóa học đạt chất lượng xuất khẩu.
5. Xây dựng thành công mô hình sản xuất cây lương thực, cây thực phẩm bằng sử dụng phân bón công nghệ sinh học Bồ Đề 688 mang lại năng xuất cao, từ trên 10% tùy loại cây trồng; cho ra sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường.
6. Giải quyết được các yêu cầu cơ bản của Người nông dân:
- Giảm 70% lượng phân bón vô cơ.
- Giảm từ 50% - 100% thuốc bảo vệ thực vật.
- Tăng năng xuất trên 10% tùy loại cây trồng.
- Sản xuất ra sản phẩm sạch đạt chất lượng xuất khẩu, không chứa dư lượng Nitorat và thuốc bảo vệ thực vật.
- Cải tạo triệt để đất đai chai cứng bạc màu, ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ, nhiễm phèn nhiễm mặn.
- Nâng cao thu nhập cho nông dân từ 30% - 40% so với phương thức sản xuất truyền thống trên cùng 1 diện tích đất cùng 1 giống cây trồng.
- Đối vớ ngành thủy sản: Xây dựng thương hiệu tôm hữu cơ, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đào tạo người nuôi tôm hữu cơ chuyên nghiệp theo qui trình Bồ Đề 688; Cải tạo đất nhiều năm nuôi tôm bị ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ, cải tạo nguồn nước bị ô nhiễm, tập huấn qui trình thiết kế đáy hồ, xử lý nước, chọn tôm giống…
Giúp bà con nông dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất, giảm chi phí đầu vào, tăng năng xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống cho người nông dân thoát nghèo bền vững...;
E. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỀ ÁN:
Nội dung 1: Mở các lớp tập huấn, đào tạo “người nông dân chuyên nghiệp” sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử chủ động đánh giá được chất lượng đất, dinh dưỡng có trong đất, trong nước, bón phân đúng quy trình không thừa không thiếu.
Nội dung 2: Hướng dẫn nông dân sử dụng các thiết bị điện tử: Máy đo Bồ Đề 688 – pH, máy đo Bồ Đề 688 – NPK trong đất, máy đo Bồ Đề 688 - LG (năng lượng trong đất) máy đo lượng Oxi hòa tan trong nước, máy đo độ kiềm, đo pH trong nước để nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng đất sản xuất nông lâm nghiệp trêm phạm vi toàn Tỉnh. Đưa ra giải pháp cải tạo đất hiệu quả, xây dựng bộ quy trình chuẩn trong việc bón phân công nghệ sinh học Bồ Đề 688, Bồ Đề 688 – Mother Water;
Nội dung 3: Hướng dẫn người nuôi tôm thiết kế hồ nuôi tôm căn cứ vào tập tính sinh học và thức ăn ưa thích của loài tôm để thiết kế hồ cho phù hợp đảm bảo tôm phân bố đều trên diện tích mặt nước.
Nội dung 4: Hiệu quả kinh tế - xã hội của phân bón sinh học Bồ Đề 688 với sản xuất thủy hải sản, lúa chất lượng cao và một số cây rau màu vào vụ Đông chính có giá trị kinh tế cao.
Nội dung 5: Xây dựng mô hình sản xuất thủy hải sản sạch, lúa sạch, chất lượng cao, an toàn, bảo vệ môi trường phục vụ xuất khẩu và tiêu dung nội địa với giá trị kinh tế cao,
Nội dung 6: Xây dựng mô hình sản xuất rau sạch, cây ăn trái chất lượng cao, an toàn, bảo vệ môi trường phục vụ tiêu dung nội địa và xuất khẩu, với giá trị kinh tế cao.
Nội dung 7: Tập huấn, huấn luyện kỹ thuật sử dụng phân bón công nghệ sinh học công nghệ cao thế hệ mới cho nông dân.
Nội dung 8: Tổ chức hội nghị chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phân bón thế hệ mới cho Nông dân trong tỉnh.
F. DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN:
1. Đào tạo “Người nông dân chuyên nghiệp” sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử máy đo Bồ Đề 688 – pH, máy đo Bồ Đề 688 – NPK trong đất, máy đo Bồ Đề 688 - LG (năng lượng trong đất) chủ động đánh giá được chất lượng đất, dinh dưỡng có trong đất; chủ động bón phân đúng quy trình không thừa, không thiếu.
Đào tạo được hơn 10.000 người nông dân chuyên nghiệp: 7.000 người nông dân thông thạo quy trình nuôi tôm theo qui trình sinh học Bồ Đề 688; 3.000 người nông dân thông thạo qui trình sản xuất gạo hữu cơ, rau hữu cơ, trái cây hữu cơ theo qui trình sinh học Bồ Đề 688
2. Thiết kế được 1.000 hồ nuôi tôm theo qui trình sinh học Bồ Đề 688; Sản xuất được nông sản sạch chất lượng cao không chứa dư lượng Nitorat, thuốc bảo vệ thực vật, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đảm bảo mục tiêu hội nhập WTO thành công.
3. Cải tạo được diện tích đất bị ngộ độc hóa học, ngộ độc hữu cơ, đất chai cứng bạc màu, nhiễm phèn nhiễm mặn, cải tạo nguồn nước nuôi trồng thủy hải sản, khử độc, khử phèn, cân bằng độ pH, kháng các loại bệnh cơ bản cho tôm, cá…
4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội tại tỉnh của đề án: “Chuyên nghiệp hóa người nông dân” về phân bón sinh học Bồ Đề 688 đối với kinh tế xã hội của địa phương.
5. Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về phân bón sinh học công nghệ cao qua hội nghị đầu bờ, tập huấn kỹ thuật cho nông dân và giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thong tin đại chúng.
G. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN:
Từ tháng 10/2018 dự kiến đến tháng 10/2020
H. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Do Công ty cổ phần thủy sản Bồ Đề Bạc Liêu và địa phương chịu trách nhiệm.
Tại buổi làm việc này, Bà Nguyễn Thị Hằng – Chủ tịch HĐQT/TGĐ Công ty CP Thủy sản Bồ đề Bạc Liêu mong muốn được phối hợp tác với Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong một số công việc cụ thể liên quan đến chương trình hỗ trợ người nông dân tiếp cận khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất chất lượng nông thủy sản từ đó giúp xóa đói giảm nghèo bền vững thông qua Đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân.
Kết thúc buổi làm việc, Ông Nguyễn Trí Ngọc – Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Tổng hội Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá cao những đóng góp quý báu của Công ty CP Thủy sản Bồ đề Bạc Liêu cho người nông dân tại một số tỉnh miền tây nam bộ trong thời gian qua. Thay mặt Tổng hội Ông Ngọc đồng ý sẽ ký kết một chương trình hợp tác với Công ty CP Thủy sản Bồ đề Bạc Liêu dựa trên chức năng nhiệm vụ của hai bên và quy định của pháp luật Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
QUANG CẢNH BUỔI LÀM VIỆC
Các tin khác :
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm nông nghiệp (10/12/2024)
- Chuẩn bị Đại hội Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nhiệm kỳ III (2024 - 2029) (04/06/2024)
- Diễn đàn doanh nghiệp đồng hành cùng nhà nông và phát triển bền vững năm 2024 (11/04/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam kết nạp thêm hội viên mới (18/03/2024)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam kết nạp thêm 2 hội viên tập thể (12/03/2024)
- Lễ trồng cây tại Farm Lạc Thủy, Hòa Bình (02/03/2024)
- Bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành Tổng hội (09/01/2024)
- THƯ CẢM ƠN (30/10/2023)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam kỷ niệm 10 năm thành lập (25/10/2023)
- Tổng hội NN&PTNT Việt Nam kết nạp thêm 2 hội viên mới (20/09/2023)